Mã tài liệu: 128778
Số trang: 101
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Văn học
1.1. Có những cây bút sau một vài sáng tác đầu tay đã bắt đầu cảm thấy lúng túng và ngòi bút dường như chững trước những phạm vi hiện thực mới. Có người làm thơ chuyển sang viết văn xuôi và ngược lại. Riêng Thanh Thảo là một hiện tượng đặc biệt. Trường ca đầu tay: “Những người đi tới biển” (1977), đã khẳng định và đưa Thanh Thảo trở thành một gương mặt tiêu biểu trong đội ngũ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ. Và cũng từ đó cho tới nay, Thanh Thảo vẫn không ngừng tìm tòi, sáng tạo, vẫn kiên tâm trên con đường mình đã chọn: sáng tác trường ca. Thanh Thảo viết nhiều trường ca và đó là thể loại chính ghi nhận những thành công, đóng góp quý báu của thơ anh trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn cho rằng: Thanh Thảo là ông “vua trường ca”. Thanh Thảo quả là có một năng lực trường ca kỳ diệu và hiếm có. Sau trường ca “Những người đi tới biển” (1977), anh cho xuất bản liên tiếp các trường ca: “Những nghĩa sĩ Cần Giuộc” (1982), “Bùng nổ của mùa xuân) (1982), “Trẻ con ở Sơn Mỹ” (1982), “Đêm trên cát” (1985), “Trò chuyện với nhân vật của mình” (2002), “Cỏ vẫn mọc” (2002) và gần đây nhất có “Trường ca Metro”... Trường ca cũng là nơi thể hiện đậm nét dấu ấn cá tính sáng tạo của ngòi bút Thanh Thảo: ý tứ sâu xa, giọng thơ trầm, giàu suy tư với những liên tưởng độc đáo, bất ngờ mang chiều sâu khái quát.
1.2. Thanh Thảo là một nhà thơ áo lính– một nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ trẻ chống Mỹ. Thanh Thảo tạo ra trong sáng tác của mình một giọng điệu riêng, giàu những suy tư, trăn trở, có chiều sâu “thơ Thanh Thảo có dáng dấp riêng. Đọc anh, chỉ một lần cũng cảm thấy ngay dáng ấy. Nó đủ sức gây chú ý và gợi suy nghĩ”– Thiếu Mai. Thanh Thảo còn là tác giả khá gần gũi và quen thuộc với văn học nhà trường. Vì thế, người viết mong muốn thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về Thanh Thảo sẽ tích luỹ, mở rộng được vốn kiến thức để phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.
Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
- Chương I: Triết luận và những yếu tố, tiền đề của chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo
- Chương II: Những chủ đề triết luận trong trường ca Thanh Thảo
- Chương III: Những phương thức nghệ thuật thể hiện chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 670
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 677
⬇ Lượt tải: 23
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 16