Mã tài liệu: 259590
Số trang: 21
Định dạng: docx
Dung lượng file: 119 Kb
Chuyên mục: Văn học
tài liệu tham khảo hoặc một bài tiểu luận chi tiết.[FONT=times new roman]
Trần Đình Sử – Toàn cảnh thi pháp học (Phần 1)
Lời giới thiệu: Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết rất công phu của GS.TS Trần Đình Sử – “Toàn cảnh thi pháp học”. Ở bài viết này, tác giả đã trình bày một cách hệ thống các quan niệm về thi pháp học, sự vận động của thi pháp học, những khả năng mà thi pháp học đem đến cho nghiên cứu văn học, tình hình nghiên cứu và ứng dụng thi pháp học trên thế giới và Việt Nam. Do bài viết khá dài nên trên trang web này, chúng tôi dự kiến đăng thành hai phần.
*
1. Thi pháp học là một lĩnh vực nghiên cứu có ảnh hưởng lớn trong ngành nghiên cứu văn học thế kỉ XX, tuy có cội nguồn xa xưa nhưng đã được cải tạo triệt để, mang nội dung mới, rất đa dạng về quan niệm, phương pháp, đồng thời tự nó cũng biến đổi nhanh chóng chưa từng thấy trong lịch sử.
Mọi người đều biết thuật ngữ “thi pháp học”(poétique, poetics, 诗学) có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp “Poietike”, chỉ một lĩnh vực tri thức về các quy tắc chuyên ngành sáng tác nghệ thuật, phân loại về thể loại nghệ thuật, thể hiện tập trung trong công trình Poetica của Aristote (384 – 322), mặc dù trước ông đã có nhiều người đề xuất. Aristote kết hợp tư tưởng mua vui và nhận thức khi nhìn nhận bản chất nghệ thuật, từ đó, ông lần lượt xem xét các thể loại bi kịch, sử thi, cấu trúc cho đến ngôn từ. Ông kết hợp lí thuyết với thực hành phân tích nghệ thuật cụ thể. Nhưng qua hàng nghin năm tồn tại và phát triển, thi pháp học nhiều lần được hiểu khác nhau, khi thì thu hẹp vào loại hình thi ca, vào thi luật, phép làm thơ, biến thành quy phạm, giáo điều, khi thì mở rộng chỉ toàn bộ nghệ thuật, khi lại bị coi thường như một thứ hình thức chủ nghĩa ít có ý nghĩa và cho đến nay cách hiểu vẫn còn phân tán. Từ thế kỉ XVIII trở đi, với sự chuyển hướng từ siêu hình học cổ đại sang nhận thức luận hiện đại, diễn ra sự phân loại các khoa học, sự hình thành dần dần khoa nghiên cứu văn học, thì thi pháp học chuyển hướng sang nhận thức luận, nghiên cứu các vấn đề nội dung như cái đẹp, xã hội, chính trị, đạo đức, chức năng phản ánh hiện thực, giáo dục , hầu như bị hoà lẫn vào các hoạt động xã hội khác và các khuynh hướng nghiên cứu văn học khác như triết học, chính trị học, xã hội học, ngữ văn học, tâm lí học, đặc biệt là lịch sử văn học Đó là cái logíc khiến cho thi pháp học bị bỏ qua ở những nơi xã hội học văn học ngự trị. Phương pháp luận nghiên cứu nặng về diễn dịch triết học và tiên nghiệm mà A. Veselovski muốn thay đổi bằng cách xây dựng thi pháp học quy nạp mang tinh thần thực chứng. Đối tượng của khoa thi pháp học hầu như bị biến mất, do đó nảy sinh nhu cầu tìm lại đối tượng, nội dung của thi pháp học và thi pháp học lại ra đời, phục hưng như có người nhận xét
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 625
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 545
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 137
👁 Lượt xem: 930
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 761
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 157
👁 Lượt xem: 1389
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 156
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 656
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 657
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 1291
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16