Mã tài liệu: 131382
Số trang: 119
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Văn học
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, thể trường ca nói chung và trường ca Thanh Thảo nói riêng, từ lâu đã được độc giả mến mộ, đặc biệt được giới nghiên cứu phê bình hết sức quan tâm bởi những vấn đề mà nó đặt ra, phạm vi hiện thực mà nó phản ánh. Có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu tìm hiểu về trường ca Thanh Thảo ngay sau năm 1975 và cả những trường ca sau này của anh. Tuy nhiên đề cập đến chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo chỉ có một số bài viết riêng lẻ có khi chỉ đề cập đến một ý nhỏ, một khía cạnh mang tính khái quát; có một báo cáo về chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo, có thể do dung lượng còn hạn chế nên mới chỉ dừng ở dạng sơ lược, gợi mở. Và, theo thời gian, sức sống lâu bền của tác phẩm bao giờ cũng tiềm ẩn những giá trị đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục công cuộc khám phá. Đây còn là khoảng đất trống khiến tác giả luận văn mong muốn được đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu.
Có ai đó nói rằng, trong suốt ba mươi năm qua, con người thơ của Thanh Thảo vẫn là con người sáng tạo của những trường ca lớn, vì có thể hơi thở máu thịt chính của đời anh là hơi thở của trường ca, anh đã đưa hơi thở đời sống và thời đại vào trường ca của mình. Bởi “trường ca là thể loại nghệ thuật tổng hợp, có nhiều ưu thế trong việc chiếm lĩnh và phản ánh cả một khoảng không gian, thời gian rộng lớn”... Với ưu thế của thể loại, trường ca có khả năng giãi bày cảm xúc suy tư, những trăn trở của người viết trên bình diện không gian rộng lớn. Với giọng thơ sắc sảo thông minh, đôi khi khách quan đến lạnh lùng, đây chính là mảnh đất màu mỡ để Thanh Thảo bộc lộ tài năng.
Mấy năm gần đây, yếu tố triết luận, chất triết luận ngày càng được nhiều người quan tâm, có nhiều luận văn đã nghiên cứu về chất triết luận của nhiều tác giả khác nhau. Thanh Thảo cũng không là ngoại lệ. Nhưng, như chúng tôi đã nói ở trên, cái làm nên tầm vóc, phong cách nhà thơ là ở tầm tư tưởng, thái độ, những suy ngẫm của nhà thơ đó trước con người và cuộc đời. Và cơ sở của tầm tư tưởng, thái độ đó là yếu tố triết học. Xuất phát từ những cơ sở đó, người viết chọn đề tài cho luận văn này là: “Chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo”
Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
- Chương I: Triết luận và những yếu tố, tiền đề của chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo
- Chương II: Những chủ đề triết luận trong trường ca Thanh Thảo
- Chương III: Những phương thức nghệ thuật thể hiện chất triết luận trong trường ca Thanh Thảo
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 670
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 16