Mã tài liệu: 130650
Số trang: 131
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Văn học
Nhà văn nhìn cuộc sống không như những triết gia nhưng trong tác phẩm của họ mang màu sắc triết học đó là vấn đề cảm quan. Cảm quan có sự hòa hợp cảm quan cá nhân và cảm quan thời đại. Hiểu về cảm quan sẽ giúp người đọc hình dung được những nền tảng sâu xa chi phối đến quá trình sáng tác và những tư tưởng về thế giới, con người tác giả muốn gửi gắm.
Trên thế giới, có những tên tuổi bất hủ, gắn liền với chủ nghĩa phi duy lí đặc biệt là chủ nghĩa hiện sinh: Franz Kafka, Albert Camus, Jean Paul Sartre, Marcel Proust… Trong tầm nhìn của văn học so sánh, chúng ta có thể thấy được sự tác động mạnh mẽ của trào lưu văn học này đến Việt Nam, mặt khác, trong tương quan đồng điệu nào đó về văn hoá, thời đại cảm quan hiện sinh đã nảy sinh và mang những nét riêng do hoàn cảnh xã hội đất nước quy định. Nó đem đến cho văn học, những điều vừa quen vừa lạ.
Mỗi nhà văn trong bối cảnh văn hoá mới, với những hoang mang và cảm thức thời đại đã trở thành những cây bút sung sức và khát khao thể hiện mình. Tiểu thuyết trở thành đất dụng võ cho các cây bút thể nghiệm những đổi mới của mình, từ nội dung đến hình thức. Bởi “Tiểu thuyết nhịp bước cùng con người thường xuyên và trung thành từ buổi đầu thời hiện đại. Niềm say mê được hiểu biết, đã xâm chiếm lấy nó, khiến nó chăm chú dò xét cuộc sống cụ thể của con người và bảo vệ cuộc sống này chống sự lãng quên của con người; khiến nó luôn giữ cái thế giới sự sống dưới nguồn sáng rọi thường trực.” [20, 12]
“Thời của tiểu thuyết” với những cách tân độc đáo, mang đậm dấu ấn của mỗi cá nhân, tiểu thuyết đã vượt khỏi những khuôn mẫu. Để tiếp cận tiểu thuyết, chúng ta không thể bỏ qua vấn đề cảm quan. Đặc biệt trong thời kì, cảm quan hiện sinh ngày càng đậm nét trong văn học qua những tên tuổi lớn như: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Thuận…
Thực chất, cảm quan hiện sinh, không chỉ tác động, làm biến đổi nội dung mà còn tạo ra động lực để thay đổi nghệ thuật biểu hiện của tiểu thuyết. Nó tạo ra một cuộc cách tân mạnh mẽ từ nội dung đến hình thức của thể loại nền tảng trong văn học.
Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng là hai cây bút được chú ý nhiều. Cảm quan hiện sinh là đóng góp độc đáo trong tiểu thuyết hai tác giả này. Nguyễn Việt Hà, được coi như một “ông kễnh” văn chương có thể xếp bên những tên tuổi lớn như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh … Đoàn Minh Phượng lặng lẽ đến với văn chương, nhưng những trang văn của chị đã trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều độc giả. Tiểu thuyết Và khi tro bụi, được trao giải thưởng duy nhất của hội nhà văn phần nào nói lên chất riêng của chị trong văn học.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Giới thuyết về cảm quan hiện sinh và tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, Đoàn Minh Phượng
Chương 2: Cảm quan hiện sinh với thực tại và con người trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng
Chương 3: Cảm quan hiện sinh và nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, Đoàn Minh Phượng
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 658
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 152
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 163
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 618
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 611
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 16