Mã tài liệu: 287786
Số trang: 12
Định dạng: zip
Dung lượng file: 81 Kb
Chuyên mục: Văn học
Cuộc sống vẫn đêm ngày “đánh” vào văn chương “trăm nghìn lớp sóng”(chữ dùng của Chế Lan Viên) và những đợt sóng ấy đã tạo nên những bước thăng trầm của văn học mọi thời đại. Trong sự thai nghén và sinh nở của các thể loại văn học, cho đến nay, tiểu thuyết được coi là đứa con sinh sau đẻ muộn. Nhưng có lẽ vì thế mà nó nhận được sự “chăm chút đầy kinh nghiệm” từ các đấng sinh thành.
Song hành cùng các thể loại khác vượt con đường “băng hoại của thời gian” (Sêđrin), liệu tiểu thuyết có đủ sinh lực và “sức đề kháng” để trường tồn? Bước sang thế kỷ XX, trên văn đàn thế giới diễn ra hàng loạt các cuộc tranh luận về “Số phận của tiểu thuyết” và gần đây tại Việt Nam, câu hỏi “tiểu thuyết đang ở đâu?” đã trở thành nỗi niềm khắc khoải của các nhà phê bình nói chung và các nhà tiểu thuyết nói riêng. Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó là mục đích thôi thúc người viết cầm bút…
Tiểu thuyết là gì? nó có phải là sự kéo dài của truyện ngắn như một số người quan niệm? Cuộc du hành của tiểu thuyết trên mọi nẻo đường bắt đầu từ “đôi chân”. Trên hành trình ấy, tiểu thuyết cũng giống như các bộ môn nghệ thuật khác, nó phản ánh hiện thực, nói như nhà triết học cổ đại Arixtốt thì “nghệ thuật là sự bắt chước hiện thực”. Tiểu thuyết ra đời “khi những đường nét cuộc sống tư bản bộc lộ rõ rệt” và được đánh dấu từ “Đôn-ki-hô-tê” - “tất cả có từ Cesvantes”. Tiểu thuyết được coi là sử thi của xã hội Tư bản. Tiểu thuyết đích thực cũng giống như sử thi, đòi hỏi một cảm giác toàn vẹn, một quan điểm toàn vẹn đối với cuộc sống, đối với chất liệu nhiều mặt mà nội dung biểu hiện trong các tình huống cá nhân vốn là cái tạo thành tiêu điểm của toàn bộ chỉnh thể. Stendhal cho rằng: “Tiểu thuyết là tấm gương đi rong trên đường cái, phản chiếu cả sắc thanh thiên của bầu trời lẫn rác rưởi trên đường. Vậy xin đừng kết tội tấm gương nếu nó phản ánh bùn lầy” (Đỏ và đen), Gôgôn cũng đồng tình với quan niệm trên khi ông lên tiếng: “chớ nên chê cái gương nếu thấy miệng anh méo mó”.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 722
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 637
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 618
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 18