Mã tài liệu: 127937
Số trang: 6
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Văn học
Tôi vẫn nhớ mãi những câu thơ "tạm biệt" cuộc đời của một nhà thơ cách mạng nổi tiếng, một con người mà cả cuộc đời sống và cống hiến cho nhân dân và cho cách mạng và cho dân tộc. Hình ảnh của nhà thơ ấy cũng như những vần thơ ấy của ông luôn luôn còn vọng mãi trong kí ức và tâm hồn một người sinh viên văn khoa (khi ấy) đến bây giờ và mãi mãi:
"Xin tạm biệt cuộc đời yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ, nột nắm tro
Thơ gửi bạn đời, cho bón đất
Sống là ch o và chết cũng là cho"
Bài thơ được đăng trên báo văn nghệ ngay sau những ngày ông mất. Ông chính là nhà thơ Tố Hữu. Quả thật, ông là một nhà thơ lớn và rất nhiều sáng tác lớn có giá trị nhiều mặt. Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, phê bình về thế giới nghệ thuật thơ của Tố Hữu như của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế LanVieen, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Lê Đình Kỵ, Nuyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức…Trong số đó, cuốn chuyên luận gây chú ý và do có giá trị cao với khả năng nghiên cứu toàn diện các vấn đề chủ yếu về thơ Tố Hữu đó là cuốn "Thi pháp thơ Tố Hữu" của tác giả Trần Đình Sử - một giáo sư hàng đầu nổi tiếng và có nhiều công trình nghiên cứu văn học trên góc độ "thi pháp". Đọc cuốn "thi pháp thơ Tố Hữu" của tác giả chúng ta như được khám phá thêm nhiều điều mới mẻ về thơ Tố Hữu, có được những cảm nhận thú vị, chiều sâu về trình độ nghệ thuật cũng như tư tưởng của một nhà thơ lớn (Tố Hữu) cũng như một cây bút nghiên cứu sắc sảo (GS. Trần Đình Sử). Phải chăng, cuộc sống muôn hình nghìn vẻ, nghệ thuật không thể nào lặp lại, nghệ thuật bao giờ cũng sáng tạo. Tiếp cận để nghiên cứu về thơ Tố Hữu "một mảnh đất quen mà lạ", Trần Đình Sử đã đưa ra một vấn đề mới, khá toàn diện mà các công trình nghiên cứu khác chỉ nói qua, lướt nhẹ, hoặc có chăng đề cập đến vì phải nói vấn đề khác, đó là vấn đề: Quan niệm nghệ thuật về con người (chương II: Thi pháp thơ Tố Hữu của GS. Trần Đình Sử). Sau đây là một vài ý kiến của tôi xoay quanh việc tìm hiểu: ngôn từ và thi pháp trong chương II: Quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả thi pháp thơ Tố Hữu - Trần Đình Sử.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 749
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 907
⬇ Lượt tải: 40
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 631
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 621
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 713
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 765
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 17