Mã tài liệu: 115701
Số trang: 61
Định dạng: docx
Dung lượng file: 403 Kb
Chuyên mục: Văn học
1.1.1.Văn học dân gian và văn học viết là hai hệ thống thẩm mĩ của một nền văn học. Hai hệ thống này độc lập nhưng không đối lập nhau, mà chúng có quan hệ tác động qua lại với nhau. Trong đó văn học dân gian được xem như bầu sữa mẹ ngọt ngào góp phần nuôi dưỡng nền văn học viết, thúc đẩy văn học viết phát triển mạnh mẽ. Thực tế lịch sử văn học cho thấy: những nhà văn ưu tú, vĩ đại thường là những người gắn bó với cuộc sống nhân dân và văn hóa dân tộc. Họ là những con ong hút nhụy trong vườn văn học dân gian. Đó là Sexpia, Puskin, Bồ Tùng Linh, Nguyễn Du…Ở nước Nga, từ lâu các nhà nghiên cứu đã có nhiều thành tựu trong việc tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết. Ở Việt Nam, vấn đề này được nhà nghiên cứu quan tâm nhưng nó vẫn cần được tìm hiểu một cách sâu sắc và hệ thống hơn nữa. Đặc biệt với những tác gia lớn của nền văn học dân tộc mà tác phẩm của họ có nhiều điểm đặc sắc, đa dạng như Hồ Xuân Hương thì mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết càng cần được khám phá để có những kết luận khoa học và giá trị.
1.1.2.Ở nước ta, ý thức tìm về ngôn ngữ văn học dân gian có từ Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, việc sử dụng nó là cả một quá trình. Khi đến với văn học viết, không phải ngôn ngữ văn học dân gian đã định hình và hoàn thiện ngay. Có thể nói, ngôn ngữ văn học dân gian tựa như một cơ thể sống, cũng vận động để đi tới chỗ đẹp hơn, nghệ thuật hơn trong suốt thời trung đại. Từ Nguyễn Trãi qua các thi nhân đời Hồng Đức, tới Nguyễn Bỉnh Khiêm… rồi đến Hồ Xuân Hương- một nữ sĩ đấy cá tính và phong cách, hệ thống ấy có được bước phát triển mới, có những thay đổi đáng kể về chất. Lúc này, ngôn ngữ văn học dân gian đã thực sự trở nên thứ ngôn ngữ văn chương, nghệ thuật, và giàu tính thẩm mĩ. Đặt ra vấn đề “Ngôn ngữ văn học dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương (so sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Bạch vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm)”, chúng tôi nhằm khẳng định rõ quá trình vận động theo hướng tích cực ấy của ngôn ngữ văn học dân gian, cũng là của ngôn ngữ văn học dân tộc.
1.1.3.Hồ Xuân Hương là hiện tượng độc đáo hiếm có trong văn học trung đại nói riêng, trong nền văn học nước nhà nói chung. Ngoài cuộc đời, bà là một phụ nữ lệch chuẩn, đầy cá tính và bản lĩnh. Trong văn chương, đó là một phong cách mới mẻ, để lại dấu ấn không mờ nơi muôn thế hệ bạn đọc. Tuy nhiên, bên trong cái lệch chuẩn- phong cách- cá tính ấy không phải là cái lai căng, hỗn tạp, hướng ngoại, mà là một Xuân Hương đậm đà bản sắc dân tộc, dân chủ và nhân dân sâu sắc. Điều này đã khiến Xuân Hương chủ động đến với ngôn ngữ văn học dân gian và có những sáng tạo đầy thẩm mĩ cho văn chương nghệ thuật nước nhà.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 621
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 320
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 160
👁 Lượt xem: 616
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 676
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 254
👁 Lượt xem: 955
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 689
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 674
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 752
⬇ Lượt tải: 16