Mã tài liệu: 225018
Số trang: 9
Định dạng: doc
Dung lượng file: 68 Kb
Chuyên mục: Văn học
[FONT="]VIỆC NGHIÊN CỨU, GIỚI THIỆU VĂN HỌC TRUNG QUỐC TRÊN TẠP CHÍ NAM PHONG
NGUYỄN VĂN HIỆU
[FONT="] Khảo sát việc nghiên cứu, giới thiệu văn học Trung Quốc ở Việt Nam là một trong những yêu cầu rất cơ bản để nghiên cứu mối quan hệ văn hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhất là trong giai đoạn mối quan hệ văn học giữa hai nước có chuyển biến về chất khi Việt Nam xây dựng “nền quốc văn mới” và từng bước hiện đại hoá tiến trình văn học dân tộc.
Đây là vấn đề chưa được nhiều người nghiên cứu đến. Trong bài viết này, chúng tôi bước đầu tìm hiểu việc nghiên cứu, giới thiệu văn học Trung Quốc trên Tạp chí Nam Phong- tạp chí được gọi là tiêu biểu nhất, đậm chất văn hoá- học thuật nhất trong số báo chí 30 năm đầu thế kỷ.
1. Nghiên cứu giới thiệu văn hoá- văn học Trung Quốc, cũng như chủ trương bảo tồn văn hoá dân tộc, thực ra không nằm ngoài chủ đích chính trị của những người sáng lập Nam Phong. Tồn tại suốt 18 năm (1917-1934) với 210 số, Nam Phong tạp chí theo chủ thuyết Albert Sarraut- thay chân Đông Phương tạp chí, ca tụng “Đại pháp”, hô hào xây dựng nền văn hoá mới, dung hoà Đôn- Tây, khuấy lên phong trào say mê nghiên cứu văn hoá để làm lãng quên những vấn đề chính trị- “chủ trương lấy chính trị làm tôn chỉ không bằng làm chủ nghĩa” (Nam Phong được mười tuổi. NP số 119/7/1917). Về phía chủ bút Phạm Quỳnh, trên Nam Phong, Pham Quỳnh tuyên truyền cho “chủ nghĩa quốc gia”, cho “chính sách bảo hộ” một cách không che dấu. Theo Phạm Quỳnh, “về đường chính trị phải ban bố một độc lập ở cái thế giới cạnh tranh này, nên phải nấp bóng dưới một cường quốc, nhờ che chở cho “Quốc học và chính trị, NP số 168/8-9/1931) Phạm Quỳnh kêu gọi: “Nhà văn muốn thờ nước không có phương tiện nào hay bằng: giúp cho nước có một nền quốc văn xứng đáng” (Quốc học và Quốc văn. NP số 161/7/1931), và chính Phạm Quỳnh tự nhận mình là người tiên phong trong phong trào gây dựng văn hoá, ông viết nhiều về tất cả các vấn đề thuộc văn hoá khoa học Đông- Tây nhằm giới thiệu “văn minh thái Tây” cũng như “văn minh Á Đông” . Phải chăng đó là “chủ nghĩa quốc gia” dưới chiêu bài văn hoá của Phạm Quỳnh?
Nghiên cứu Tạp chí Nam Phong không thể bỏ qua khía cạnh chính trị này. Tuy nhiên, chúng ta không thể không chú ý đến một mặt khác của vấn đề: cùng với Đông Phương Tạp chí trước đó, Nam Phong đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt Nam, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hoá giai đoạn. Chủ trương xây dựng nền học thuật mới, giới thiệu văn hoá Đông- Tây, bảo tồn quốc hồn, quốc tuý, “đoàn luyện quốc văn” v.v . Tạp chí Nam Phong đã góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần, học thuật đương thời. Nam Phong thu hút được nhiều tri thức cũng như đông đảo bạn đọc trong nước. Nhưng cây bút chủ lực của Nam Phong phần nhiều là những người uyên thâm cựu học, lại có vốn Tây học. Chính những công trình biên dịch, khảo cứu của họ đã góp phần đem lại cho Nam Phong không khí học thuật vừa thâm trầm vừa mới mẻ. Và không ai trong số họ cũng thấm nhuần “chủ nghĩa quốc gia” của Phạm Quỳnh. Trong số họ có thể có không ít người còn ảo tưởng về chính trị nhưng lại rất nhiệt tâm xây dựng học thuật nước nhà. Không phải ngẫu nhiên nhiều học giả tên tuổi như Dương Quảng Hàm, Nguyễn Đông Chi đã từng ghi nhận công lao của Nam Phong tạp chí, của Phạm Quỳnh đối với sự phát triển của văn học nước ta trong buổi đầu của nền văn học hiện đại. Ngay từ năm 1933, nhà phê bình Thiếu Sơn đã ghi nhận: “Có những kẻ không hiểu biết gì về văn chương Pháp và Trung Hoa, nhưng với tạp chí Nam Phong, họ có thể có được một trình độ tri thức cần thiết cho sự sống hàng ngày và khi đọc tạp chí này người ta có thể học hỏi được nền văn hoá Đông Phương” (1
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 157
👁 Lượt xem: 810
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 689
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 765
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 156
👁 Lượt xem: 966
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 753
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 269
⬇ Lượt tải: 12
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16