Mã tài liệu: 128261
Số trang: 5
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Lịch sử
Nho giáo không phải có nguồn gốc từ Việt Nam hay Nhật Bản hoặc Triều Tiên. Nho giáo ra đời từ rất sớm trong thời kỳ nở rộ các tư tưởng của nền văn minh Trung Hoa mà lịch sử Trung Hoa thường gọi là thời kỳ “bách gia tranh minh”. Khổng Tử (551- 479TCN) là người đặt cơ sở đầu tiên của phái Nho gia, thời xuân thu.Các đời sau,học thuyết Nho giáo càng Nho giáoày càng hoàn thiện ở thời Chiến Quốc, thời Hán và nhất là thời Tống. Cùng với xu hướng này Nho giáo dần trở thành hệ tư tưởng chỉ đạo đường lối trị nước ở Trung Hoa và kéo dài suốt 2000 năm. Hệ tư tưởng nay đã đóng quan trọng về các mặt tổ chức xã hội, bồi dưỡng đạo đức, phát triển văn hoá giáo dục. Tuy nhiên , Nho giáo từ khi trở thành hệ tư tưởng độc tôn trong xã hội nó đồng thời là bệ đỡ tư tưởng cho giai cấp phong kiến thống trị,nhất là Nho giáo thời Tống đã trở nên bảo thủ và khắt khe hơn trước.
Vốn là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại, sớm hình thành và phát triển, văn minh Trung Hoa đã trở thành trung tâm toả sáNho giáo các giá trị văn minh ra toàn bộ khu vực Đông á đặc biệt mạnh mẽ ở các nước Đông Bắc á. Việt Nam ,Nhật Bản ,Triều Tiên là nhữNho giáo nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh Trung Hoa hay nói cách khác là nền văn minh khổng giáo. bằng những con đường khác nhau, Nho giáo cùng với các tôn giáo và hệ tư tưởng khác từ Trung Quốc thâm nhập vào các nước ở khu vực Đông Bắc á. Nhật Bản là nước duy nhất trong khu vực tiếp nhận nền văn minh lục địa một cách chủ động từ sớm do điều kiện đặc biệt của mình. Việt Nam do nằm ở phía nam của Trung Hoa lục địa từ rất sớm đã phải chịu sức mạnh áp chế, xâm lược của người Hán. Do vậy ,trong cách tiếp nhận nền văn minh Trung Hoa của Việt Nam rất khác so với Nhật Bản hay Triều Tiên. Việt Nam từ năm 179 TCN đã bị Triệu Đà xâm lược mở đầu thời kỳ Bắc thuộc hơn 1000 năm với các chính sách đồng hoá thâm độc của giai cấp thống trị Hán ở Việt Nam .
Do đó,sự truyền bá văn minh Trung Hoa vào Việt Nam trong thời kỳ dài mang tính áp chế của kẻ đi xâm lược với đất nước bị xâm lược.Điều đó đã quy định những đặc điểm riêng của quá trình tiếp thu văn hoá Trung Hoa ở Việt Nam .
Nhật Bản và sớm hơn là Triều Tiên,do có sự tiếp xúc với văn minh Trung Hoa đã thành lập chế độ phong kiến theo mô hình Trung Quốc cùng với hệ thống pháp luật,giáo dục... nhưng ở Việt Nam mặc dù có sự tiếp xúc rất sớm với văn minh Trung Hoa nhưng chỉ sau thế kỷ X chế độ phong kiến mới hình thành.Tuy nhiên chỉ đến thế kỷ XV, triều Lê sơ thành lập, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng độc tôn và chế độ phong kiến quân chủ tập quyền theo mô hình Trung Hoa chính thức được thiết lập với đúng nghĩa của nó.
Vai trò Nho giáo thời Lê sơ rất quan trọng đối với sự thiết lập chế độ phong kiến được coi là hoàn bị và cường thịnh nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam . Tìm hiểu Nho giáo thời Lê sơ để thấy được tính chất tập quyền quan liêu đậm nét Đông Á của bộ máy phong kiến nhà Lê , đồng thời cũng nhận thấy mức độ và cách thức tiếp nhận ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa đối với tầng lớp thống trị nhà Lê nói riêng và xã hội Đại Việt nói chung. Đại Việt là một trường hợp đặc biệt trong các nền văn hoá Khổng giáo bởi vừa có cơ tầng là văn hoá Đông Nam Á bản địa vừa chồng xếp lên văn hoá Đông Bắc á Nho giáo. Vì thế, Nho giáo ở Việt Nam có “độ khúc xạ ” rất khác với Nho giáo ở các nước cùng chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa . Đồng thời, hệ tư tưởng Nho giáo thời Lê sơ cũng có nét khác với các nhà nước phong kiến sau đó ở Việt Nam mà điển hình là phong kiến nhà Nguyễn. Đánh giá Nho giáo thời Lê sơ cùng với thiết chế chính trị nhà Lê cho chúng ta cái nhìn đồng đại và lịch đại trong sự tiếp nhận văn hoá Trung Hoa ở một số khía cạnh : tư tưởng và thiết chế chúnh trị ở thế kỷ XV của Việt Nam .
Kết cấu đề tài:
I. Khái quát con đường phát triển Nho giáo : từ khi vào Việt Nam đến thời nhà Hồ.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 796
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 1015
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 1271
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 664
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 2608
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 762
⬇ Lượt tải: 22