Mã tài liệu: 89554
Số trang: 35
Định dạng: docx
Dung lượng file: 173 Kb
Chuyên mục: Lịch sử
Sau chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại năm 938, dân tộc Việt Nam đã thực sự được giải phóng khỏi ách thống trị lâu dài và tàn bạo của bọn phong kiến phương Bắc. Nhân dân cả nước vô cùng hào hứng phấn khởi và tỏ ra quyết tâm giữ vững nền độc lập dân tộc và chủ quyền của đất nước. Nhưng suốt từ năm 938 cho đến hết thế kỉ X, dân tộc ta đã trải qua thời kì chiến tranh chống giặc ngoại xâm, đồng thời ổn định trật tự xã hội và thực hiện thống nhất quốc gia. Phải bước vào thời kỳ Lý- Trần, một thời kỳ lịch sử kéo dài suốt từ thế kỷ XI cho đến gần hết thế kỷ XIV và đặc biệt đến thời Lê sơ, nước ta mới có sự phát triển thật mạnh mẽ về các mặt kinh tế, chính trị và văn hóa và do đó đạt được những kỳ tích huy hoàng trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Cả thời kỳ lịch sử sôi nổi và tưng bừng thắng lợi ấy ít nhiều đã phản ánh vào trong lĩnh vực tư tưởng, trong quan niệm của tầng lớp trí thức của thời đại. Trong đó những hoạt động chính trị, những cuộc chiến tranh giữ nước với những thành tích rõ rệt của nó đã có những tiếng vang đáng chú ý hơn cả. Vì vậy trên vũ đài tư tưởng, chính trị của nước ta hồi đó chỉ có tư tưởng chính trị là chủ đạo.
Và tư tưởng chính trị của các triều đại trên lại ảnh hưởng rõ nét của hiện tượng giao thoa văn hóa giữa nhà nước Đại Việt và các nước láng giềng, đặc biệt là ảnh hưởng của nền văn hóa lâu đời Trung Quốc. Ở đây, đã có sự mô phỏng về một thể chế chính trị, nhưng là một sự mô phỏng đã được đẽo gọt về quy mô và gạn lọc vè lịch sử. Mô hình lí tưởng về một nhà nước quân chủ phương Đông, dựa theo thuyết thiên- địa- vạn vật nhất thể, thuyết minh cho sự hài hòa giữa cơ cấu của một vũ trụ vĩ mô với một vĩ trụ vi mô đã được thích ứng với những điều kiện cụ thể của Việt Nam. Cũng cần phải nói rằng, trong quá trình tiếp thu đó, những nguyên lí và thiết chế mang tính nguyên thủy, khởi nguồn, có dáng hình uyển chuyển và giản dị của những triều đại cổ xưa thường được dễ dàng chấp nhận, so với những thể chế cồng kềnh, phức tạp, mang tính xơ cứng quan liêu của triều đại trung Quốc sau này. Thêm vào đó, ảnh hưởng của các nền văn hóa Nam Á cũng đã xâm nhập trên một mức độ nhất định vào các tầng lớp, nhất là các tầng lớp quần chúng nhân dân. Bao trùm lên đó, ảnh hưởng của Phật giáo đại thừa với hạt nhân đạo đức là tư tưởng từ bi, bác ái, cũng đã in dấu đậm nét vào đời sống chính trị xã hội. Phần nào đó, nó cũng làm giảm đi tính chất gay gắt, khắc nghiệt của thể chế quan liêu và hệ thống đẳng cấp phương Bắc, khi được du nhập vào Việt Nam. Như vậy có thể nói yếu tố tư tưởng có tác động và ảnh hưởng lớn đến việc hình thành thể chế chính trị, cấu trúc xã hội của một triều đại. Vậy ở nước ta, các triều đại Lý, Trần, Lê sơ- là những triều đại phong kiến quan trọng trong tiến trình lịch sử đã chịu ảnh hưởng của dòng tư tưởng nào? Hay nói cách khác hệ tư tưởng nào chi phối các triều đại trên? Tìm hiểu về vấn đề này sẽ giúp chúng ta hiểu bản chất, cái cốt lõi tạo nên đặc điểm của các triều đại này. Và tất nhiên, khi so sánh về hai thời kỳ Lí- Trần và Lê sơ, chúng ta không thể không đề cập tới sự khác biệt trong tư tưởng của hai thời kì và đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác nhau về chất của hai thời kì.
Kết cấu đề tài:
Chương I. Một vài nét khái quát về tư tưởng thời Trần và Lê sơ
Chương II: Nguyên nhân và quá trình chuyển biến hệ tư tưởng thời Trần sang thời Lê sơ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 796
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 1015
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 1790
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 774
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 761
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 1075
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 626
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 1271
⬇ Lượt tải: 16