Mã tài liệu: 87315
Số trang: 65
Định dạng: docx
Dung lượng file: 439 Kb
Chuyên mục: Lịch sử
Sự tiến bộ của công cuộc nghiên cứu lịch sử Việt Nam đã nhích lên một cách chậm chạp trong 50 năm qua. Số ít các học giả Pháp liên quan đến lĩnh vực này trước Chiến tranh thế giới II, tập trung chủ yếu vào việc đặt một nền tảng trên đó những cuộc nghiên cứu tổng quát hơn có thể dựa vào. Sự đóng góp lớn hơn đối với thời kỳ trước 1800 là cuốn Thư mục Annam của Emile Gaspardone dựa vào những đoạn thư mục trong Đại Việt thông sử (1749) của Lê Quý Đôn và Lịch triều hiến chương loại chí (1821) của Phan Huy Chú. Công trình này bàn về tất cả các tài liệu còn lại trong thể kỷ XVIII.
Từ năm 1954, với sự thành lập của nước Cộng hoà Việt Nam ở phía Nam và nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ở phía Bắc, công việc cơ bản này đã được tăng cường với cố gắng tạo ra một lịch sử quốc gia. Kết quả là một số các bản dịch từ chữ Hán dùng trong các tài liệu của triều đình cũ đã sang tiếng Việt hiện đại dưới dạng Latinh hoá . Các công trình lớn mà cố gắng này tạo ra là tập bản đồ lịch sử được đặt tên theo nội dung lớn của nó: Hồng Đức bản đồ thể kỷ XV (các bản đồ của thời kỳ Hồng Đức (1460-1497), lần đầu tiên xuất bản vào năm 1490 , và công trình nghiên cứu về tổ chức hành chính vào thế kỷ XV của Lê Kim Ngân, cuốn Tổ chức chính quyền dưới triều Lê Thánh Tông (1460-1497)” cả hai công trình này là của Viện Nghiên cứu lịch sử ở Sài Gòn đó là Viện Khảo cổ. Mỗi một cuốn có một mục lục phong phú về bản thân vấn đề của nó, các tên địa điểm ở cuốn đầu, và các tổ chức và các chức tước ở cuốn sau . Ba công trình này, công trình của Gaspardon, các bản đồ và công trình của Lê Kim Ngân đã giúp một cách vô giá vào công cuộc nghiên cứu này.
Những thành quả của công việc siêng năng này còn chưa xuất hiện dưới dạng những nghiên cứu vững chắc về tất cả các thời kỳ của lịch sử Việt Nam. Đối với thế kỷ XV. Tatsuro Yamamoto đã đưa ra một công trình lớn về các thời kỳ Mông Cổ và nhà Minh trong lịch sử Việt Nam (phần tư cuối thế kỷ XIII và phần tư đầu thế kỷ XV) và Emile Gaspardon đã viết một nghiên cứu ngắn rất tốt về các quan hệ của người Việt Nam với các dân tộc miền núi vào những năm 1430 . Về phương diện khác, thời kỳ này chỉ được nêu lên trong các sách giáo khoa chung trừ công trình của Chu Thiên về Lê Thánh Tông từ những năm 1940 . Viết một cách tổng quát không có lời chú ở dưới cuối trang, người sau mô tả bối cảnh đối với đoạn về Lê Thánh Tông trong các nghiên cứu chung. Công trình nghiên cứu của ông mô tả tất cả những nghiên cứu của Trần Trọng Kim, Phạm Văn Sơn, và Lê Thành Khôi đã sử dụng là một công trình có chủ đề: Triều đình được chia thành các phương diện khác nhau của Nhà nước và hoạt động trong mỗi một phương diện được mô tả sau đó. Tổ chức hành chính, tình hình kinh tế và xã hội, mặt quân sự văn học và văn hoá, đến lượt chúng tất cả đều được nghiên cứu và người ta thử liên hệ chúng và nhìn nhận tình hình xét toàn bộ.
Kết cấu đề tài
Chương I: Sự thiết lập thiểu số chính trị
Chương II: Đường lối chính tị của thiểu số chính trị
Chương III: Thắng lợi của thiểu số chính trị
Chương IV: Sự thay đổi của triều đình
Chương V: Sự thay đổi của Chính phủ và Nhà nước
Chương VI: Sự củng cố
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 653
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 676
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 691
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 3048
⬇ Lượt tải: 46
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 162
👁 Lượt xem: 742
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 1531
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem