Mã tài liệu: 130116
Số trang: 17
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Lịch sử
Nhật Bản được biết đến như là một đất nước có bản sắc văn hoá đặc sắc và một cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giớ.Nằm trải dài trên nhiều vĩ độ từ Bắc xuống nam và là một quốc đảo biệt lập trên Thái Bình Dương, trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, Nhật Bản luôn phải gánh chịu những thiên tai khắc nghiệt của tự nhiên cộng với sự thiếu thốn về tài nguyên đất đai phục vụ cho xuất nông nghiệp. Vị trí địa lý tách biệt của Nhật Bản khiến nước này rất khó khăn trong việc giao lưu trao đổi cả về kinh tế cũng nhu văn hoá với lục địa, nhất là xưa kia khi phương tiện giao thông còn hết sức thô sơ. Nằm ở rìa phía đông của “thế giới cổ đại” Á- Âu vốn có một nền văn minh rực rỡ, lại không nằm giao điểm của các tuyến thương mại thế giới. Do vậy, những ảnh hưởng từ bên ngoài tới rất chậm và sau khi đã được sàng lọc tại các nước Đông Á xung quanh.((1) Viện kinh tế thế giới, EdwinO.Reischauer , Nhật Bản câu chuyện về một quốc gia Nxb thống kê, HN ,1998,T141)
Là một quốc đảo biệt lập trên Thái Bình Dương, được tạo nên bởi bốn hòn đảo lớn nhưng khoảng cách không quá lớn giữa các đảo với sự bao bọc của biển cả nên sự liên lạc vẫn thực hiện được. Cũng từ biển, người Nhật được thừa hưởng nguồn đạm hải sản phong phú. Mặt khác, sự cách biệt với lục địa ( từ Nhật Bản tới Triều Tiên khoảng 100 dặm,tới Trung Quốc là500 dặm) là khá lớn cùng với sự dữ dằn của biển đã là bức tường vững chắc bảo vệ quốc đảo này khỏi các cuộc xâm lược từ lục địa tới. Vì thế dân tộc Nhật có nhiều cơ hội để phát triển vốn văn hoá bản địa của mình, tạo ra một lối sống rất khác biệt so với hầu hết các dân tộc khác.
Nhưng không phải vì thế mà Nhật Bản không giao lưu với thế giới bên ngoài. dân tộc Nhật nổi tiếng thế giới về tính ham học hỏi và thái độ thực sự cầu thị. Ý thức được vị thế tách biệt của mình với môi trường chính trị – văn hoá khu vực và thế giới, Nhật Bản trong lịch sử phát triển của mình đã ghi nhận Nhật Bản những lần chủ động mở cửa bang giao quốc tế để hội nhập với thế giới. Ở mỗi thời điểm mở cửa là một sự lựa chọn phát triển của dân tộc Nhật. “ cả ba quyết định mở cửa đó đều có ý nghĩa chiến lược, tạo nên bước ngoặt lịch sử đồng thời góp phần hết sức quan trọng đến tốc độ, đặc điểm và khuynh hướng phát triển của Nhật Bản về sau ”((2) Nguyễn Văn Kim,Ba lần mở cửa – ba sự lựa chọn, TCNCLS, số 5, 2004, T482)
Lần thứ nhất, Nhật Bản mở cửa là hướng về lục địa Trung Hoa và nền văn minh Phật giáo. Nền văn minh Trung Hoa vốn là một nền văn minh chứa đựng sự đa dạng, hình thành và phát triển từ rất sớm.Trên rất nhiều phương diện, nền văn minh này có biểu hiện phát triển vượt trội và đi trước so với các nền văn minh khác trong khu vực. Thời Đường (618-907) nền văn minh Trung Hoa nở rộ và cường thịnh, có ảnh hưởng mạnh mẽ, lan toả trong khu vực và thế giới. Nhật Bản, Việt Nam và Triều Tiên giai đoạn này kém phát triển hơn nhiều, quan hệ giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực là quan hệ thần thuộc. Do vậy, ảnh hưởng của nền văn jhoá với các giá trị tiêu biểu như Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, kinh tế, kỹ thuật mà cao nhất và quan trọng nhất là thiết chế chính trị Trung Hoa đã ảnh hưởng đến toàn bộ các quốc gia Đông Bắc Á.
Trước sự lớn mạnh của nền văn minh lục địa (Triều Tiên, nhất là Trung Hoa), Nhật Bản song song với tiến trình dân tộc, tôn vinh các giá trị bản địa đã có ý thức tiếp thu những giá trị văn hoá Trung Hoa. Đáng kể nhất là sự tiếp thu mô hình phong kiến nhà Đường, từ đó lần đầu tiên thiết lập chế độ phong kiến ở Nhật Bản mà lịch sử Nhật Bản thường nhắc tới là cải cách Taika (Đại hoá). Cải cách Taika (646- 649) không chỉ đáp ứng nhu cầu nội tại của nội tại của đất nước mà còn thể hiện khát vọng vươn lên khẳng định mình trước nền văn minh Trung Hoa vĩ đại của dân tộc Nhật.
Từ sự tiếp thu các giá trị văn hoá Trung Hoa, Nhật Bản đã có những chuyển biến mạnh mẽ trong về kinh tế - xã hội- văn hoá sau cải cách Taika. Người Nhật đã chọn mở cử đúng vào thời điểm nền văn hoá Đường đạt được những thành tựu rực rỡ nhất. Cũng như sau này người Nhật chọn thời điểm mở cửa giao lưu với Hà Lan vào thế kỷ XVI khi nước này trở thành cường quốc thương mại trên thế giới. Và,đến thế kỷ XIX Nhật Bản đã mở cửa giao lưu và tiếp thu văn hoá phương tây khi quan hệ với Mỹ- một nước tư bản trẻ có tiềm lực to lớn vào cuối thế kỷ XIX.
Kết cấu đề tài:
I. Nhật Bản trước cải cách Taika
II. Cải cách Taika Sự thiết lập chế độ phong kiến Nhật Bản
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 5911
⬇ Lượt tải: 36
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 915
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 137
👁 Lượt xem: 645
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 1665
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 717
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 9716
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 1386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 748
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 2605
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 843
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 1447
⬇ Lượt tải: 38