Mã tài liệu: 88839
Số trang: 15
Định dạng: docx
Dung lượng file: 50 Kb
Chuyên mục: Lịch sử
Đề tài chúng tôi nghiên cứu mạch phát triển chung của quá trình lịch sử “phong trào Duy tân cải cách” ở các nước châu á. Tuy nhiên, để tổng quát nhìn nhận bản chất, chứng minh thông qua các sự kiện lịch sử nổi bật, chúng tôi sẽ chủ yếu thông qua các hiện tượng lịch sử của 4 nước điển hình: Nhật Bản, Xiêm (Thái Lan), Trung Quốc và Việt Nam.
Lịch sử là một dòng chảy liên tục, nhưng những hiện tượng lịch sử, bản chất của các hiện tượng đó phát sinh, phát triển lại được định tính ở một phạm trù thời gian, không gian và chi phối bởi quy luật tiến hoá của phương thức sản xuất. Vì vậy, những sự kiện đang phát sinh ngày hôm nay cũng gợi ý cho chúng ta nhiều liên hệ nghiên cứu thú vị.
Cuộc khủng hoàng tài chính tiền tệ ở châu á, đặc biệt ở khu vực Đông Nam á vào năm 1997 như một cơn dịch bệnh lây lan cả khu vực, như có một mầm ủ bệnh chung trên những cơ thể kinh tế - x• hội có cấu trúc tương đồng. Sự tương đồng và mối liên quan lịch sử lại bắt đầu từ thời kì đầu của chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược và phá vỡ cấu trúc x• hội nông nghiệp truyền thống phương Đông từ thế kỷ XV. Các đế quốc phương Tây đ• thông qua nhiều biện pháp đa chiều để hoàn thành một sứ mạng lịch sử là “phá hoại x• hội cũ của châu á” và “đặt cơ sở vật chất của x• hội phương Tây ở châu á”1. Thực chất là cấy lên một mầm sống của x• hội kinh tế phương thức tư bản chủ nghĩa.
Thế giới bắt đầu từ thời kì chủ nghĩa tư bản xác lập, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và tính x• hội hoá trong sản xuất như bản chất của quy luật sản xuất, nó tác động, chinh phục, biến đổi tất cả các x• hội nông nghiệp lạc hậu, tự cung, tự cấp, cô lập. Như vậy, chúng ta đ• được chứng kiến một nước lớn, một “đại đế” đ• từng có lúc đạt đến đỉnh cao của thế giới, có sức mạnh tinh thần và vật chất chi phối, ảnh hưởng đến thế giới và khu vực một thời kì dài hàng ngàn năm như Trung Quốc thì cuối cùng cũng không thể ngạo mạn, bảo thủ. Các chí sĩ, quốc vương có tư tưởng Duy tân của các quốc gia như Minh Trị, Fukuzawa Yukichi (Nhật Bản), Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu (Trung Quốc), Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch (Việt Nam), Chulalongkorn (Thái Lan) v.v... đ• nhận ra con đường cải cách, chuyển mình phát triển hội lưu vào dòng chảy của thế giới. Dù còn bao hạn chế về tầm nhìn, về hiểu biết, họ cũng nhận ra bài học thua kém trong cuộc đọ sức vũ lực. Họ nhận ra “tàu Tây, súng Tây” mạnh hơn; kỹ thuật của người “Dương di” tiến bộ hơn. Các võ sĩ đạo từng xem danh dự của thanh gươm Samurai cao hơn mạng sống cũng buộc phải vì sự sống còn của dân tộc mà đút thanh gươm xanh ánh thép vào vỏ, cầu học kỹ thuật Âu – Mỹ để rồi sau mấy chục năm mới tuốt gươm ra, cùng đọ cao thấp, giành giật thị trường. Nhà Đại Thanh Trung Quốc dù cao ngạo cũng phải nhận ra sự thua kém “Dương di của mình về kỹ thuật và chắp hai tay bái sư nhập môn ‘Sư Di trường kỹ dĩ chế Di’”2. Đại Nam và đế chế Xiêm (Thái) cũng vậy.
Trung Quốc sau khoảng 100 năm, kể từ khi nhà cách mạng dân tộc vĩ đại Tôn Trung Sơn viết lên dòng chữ cảnh tỉnh dân tộc Trung Hoa “Triều sóng thế giới cuồn cuộn dâng, thuận dòng thì sống, nghịch dòng thì chết”3 đ• nhận rõ nhu cầu hội nhập. Người Trung Quốc qua quá trình đấu tranh đ• ngộ ra nhiều điều. Trung Quốc có một truyền thống văn hoá quá đồ sộ, vĩ đại. Nhưng Trung Quốc truyền thống cũng có gánh nặng tạo nên sức ỳ lịch sử. Trung Quốc “dị ứng” với việc “thiên triều” nhận kém thua, dù đó là một sự thực hiển nhiên. (Bá Dương trong tác phẩm “Người Trung Quốc xấu xa” và nhiều tác phẩm khác cũng đ• nhận ra tính sĩ diện của người Trung Quốc). Biết bao nhiêu câu chuyện lịch sử Trung Hoa đ• minh chứng điều này.
Sau hơn 100 năm (kể từ Chiến tranh Nha phiến năm 1840 đến 1949), sau khi Trung Quốc được giải phóng 40 năm (từ 1949 đến nay) và sau cải cách mở cửa 15 năm, Trung Quốc mới nhận ra mình cần phải gia nhập vào dòng chảy thế giới. Quá trình Trung Quốc gia nhập WTO phải qua nhiều vòng đàm phán gay gắt. Quá trình nhận thức, phấn đấu gia nhập WTO đ• minh chứng quy luật vận động của con đường phát triển lịch sử. Trung Quốc “đ• chọn gia nhập một tổ chức mang tính toàn cầu, dựa trên luật định và lấy việc gia tăng sự thịnh vượng là sứ mệnh trung tâm của mình”4.
Kết cấu đề tài:
I. Từ một cái nhìn xuyên dòng lịch sử
II. Duy tân cải cách - khát vọng cận đại hoá ở châu á
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 599
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 1046
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 1201
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 687
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 1790
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 9716
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 916
⬇ Lượt tải: 16