Mã tài liệu: 119358
Số trang: 60
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Lịch sử
Những năm cuối thế kỷ XVIII chứng kiến những biến đổi của chế độ phong kiến ở phương Đông nói chung và ở các nước Đông Nam Á lục địa nói riêng. Đông Nam Á là một khu vực địa lý lịch sử với nhiều nét tương đồng trong quá trình phát triển và tồn tại qua nhiều thế kỷ. Quá trình phát triển của các quốc gia trong khu vực này từ thời nguyên thủy đến khi bị chủ nghĩa thực dân xâm lược hoàn toàn đều trải qua ba thời kỳ nhỏ: thời kỳ hình thành vương quốc cổ (thời nguyên thuỷ đến thế kỷ 10), thời kỳ đấu tranh, xác lập và phát triển thịnh đạt của vương quốc dân tộc (thế kỷ 10 - thế kỷ 15) và thời kỳ suy thoái của chế độ phong kiến (thế kỷ 16 - nửa đầu thế kỷ 19). Đặc điểm nổi bật của khu vực Đông Nam Á lục địa những năm cuối thế kỷ XVIII là sự phát triển không đồng đều với những chiều hướng trái ngược nhau. Khung cảnh tổng quan của Đông Nam Á lục địa giai đoạn này rất phức tạp, tất cả các quốc gia (bao gồm: Chân Lạp, Đại Việt, Miến Điện, Lào Lạn Xạng và Xiêm La) đều ở trong hoàn cảnh chiến tranh chống ngoại xâm và những mâu thuẫn xã hội gay gắt. Cuộc chiến tranh giữa các quốc gia trong khu vực với nhau và giữa đế quốc Trung Hoa với các quốc gia này đã gây ra tình trang hỗn loạn tại khu vực.
Trung Hoa từ rất sớm đã trở thành một đế quốc phong kiến hùng mạnh và trung tâm văn hoá – chính trị lớn, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia ở châu Á nói chung, các quốc gia Đông Nam Á lục địa nói riêng. Tất cả các quốc gia trong khu vực đều thi hành chính sách thần thuộc và triều cống để thiết lập mối giao hảo với đế quốc này. Trung Hoa phong kiến là đối tác quan trọng vào bậc nhất trong chính sách đối ngoại của tất cả các quốc gia và tiến trình lịch sử của khu vực Đông Nam Á lục địa.
Khoá luận được chia làm bốn chương:
Chương 1: Những nhân tố tác động đến quá trình hoạch định chính sách ngoại giao của triều đại Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Chương này đề cập đến bối cảnh lịch sử của các quốc gia Đông Nam Á lục địa, Trung Quốc thời đại Mãn Thanh, và tình hình của Đại Việt trong những năm cuối thế kỷ XVIII.
Chương 2: Ngoại giao triều đại Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ
Chương hai khái quát những chính sách và các hoạt động ngoại giao của triều đại Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ với hai đối tác chính là Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á lục địa
Chương 3: Đường lối ngoại giao và nhân vật ngoại giao.
Chương ba tập trung khắc họa hai nhân vật lich sử có vai trò quan trọng trong việc hoạch định và thực thi chính sách ngoại giao giai đoạn này là Quang Trung – Nguyễn Huệ và Ngô Thì Nhậm.
Chương 4: Đánh giá chính sách ngoại giao triều đại Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ và những tác động tới khu vực Đông Nam Á lục địa.
Chương bốn đưa ra những một vài nhận định đánh giá về sự điển hình của phong trào Tây Sơn, những tác động tích cực của chính sách ngoại giao tới khu vực, cũng như một số hạn chế của các chính sách này.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 666
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 576
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 733
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 623
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 775
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 652
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 2020
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 163
👁 Lượt xem: 724
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 667
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 575
⬇ Lượt tải: 17