Tìm tài liệu

Danh gia chinh sach ngoai giao trieu dai Tay Son thoi Quang Trung – Nguyen Hue va nhung tac dong toi khu vuc Dong Nam A luc dia.

Đánh giá chính sách ngoại giao triều đại Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ và những tác động tới khu vực Đông Nam Á lục địa.

Upload bởi: buihoanganhttck49

Mã tài liệu: 75484

Số trang: 60

Định dạng: docx

Dung lượng file: 310 Kb

Chuyên mục: Lịch sử

Info

Những năm cuối thế kỷ XVIII chứng kiến những biến đổi của chế độ phong kiến ở phương Đông nói chung và ở các nước Đông Nam Á lục địa nói riêng. Đông Nam Á là một khu vực địa lý lịch sử với nhiều nét tương đồng trong quá trình phát triển và tồn tại qua nhiều thế kỷ. Quá trình phát triển của các quốc gia trong khu vực này từ thời nguyên thủy đến khi bị chủ nghĩa thực dân xâm lược hoàn toàn đều trải qua ba thời kỳ nhỏ: thời kỳ hình thành vương quốc cổ (thời nguyên thuỷ đến thế kỷ 10), thời kỳ đấu tranh, xác lập và phát triển thịnh đạt của vương quốc dân tộc (thế kỷ 10 - thế kỷ 15) và thời kỳ suy thoái của chế độ phong kiến (thế kỷ 16 - nửa đầu thế kỷ 19). Đặc điểm nổi bật của khu vực Đông Nam Á lục địa những năm cuối thế kỷ XVIII là sự phát triển không đồng đều với những chiều hướng trái ngược nhau. Khung cảnh tổng quan của Đông Nam Á lục địa giai đoạn này rất phức tạp, tất cả các quốc gia (bao gồm: Chân Lạp, Đại Việt, Miến Điện, Lào Lạn Xạng và Xiêm La) đều ở trong hoàn cảnh chiến tranh chống ngoại xâm và những mâu thuẫn xã hội gay gắt. Cuộc chiến tranh giữa các quốc gia trong khu vực với nhau và giữa đế quốc Trung Hoa với các quốc gia này đã gây ra tình trang hỗn loạn tại khu vực.

Trung Hoa từ rất sớm đã trở thành một đế quốc phong kiến hùng mạnh và trung tâm văn hoá – chính trị lớn, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia ở châu Á nói chung, các quốc gia Đông Nam Á lục địa nói riêng. Tất cả các quốc gia trong khu vực đều thi hành chính sách thần thuộc và triều cống để thiết lập mối giao hảo với đế quốc này. Trung Hoa phong kiến là đối tác quan trọng vào bậc nhất trong chính sách đối ngoại của tất cả các quốc gia và tiến trình lịch sử của khu vực Đông Nam Á lục địa.

Thế kỷ XVIII, ở Đại Việt, phong trào khởi nghĩa của nông dân phát triển mạnh mẽ nhằm lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến thối nát, điển hình nhất là phong trào Tây Sơn. Cuộc khởi nghĩa đã cùng một lúc làm được hai nhiệm vụ quan trọng: lật đổ ngai vàng một vua hai chúa, đặt cơ sở để thống nhất nước nhà; đồng thời đánh tan quân xâm lược của đội quân Xiêm La được coi là hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á và hai mươi chín vạn Mãn Thanh. Những thắng lợi này đã đưa đến sự thiết lập triều đại Tây Sơn. Tuy thời gian tồn tại ngắn ngủi nhưng triều đại Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ đã có những đóng góp quan trọng trong lịch sử dân tộc, đặc biệt trên mặt trận ngoại giao với hai đối tác lớn là Trung Quốc và các nước Đông Nam Á lục địa. Những con người như Quang Trung, Ngô Thì Nhậm đã tạo nên một thời kỳ ngoại giao hiển hách. Những thành công này có tác dụng duy trì hoà bình, xoá bỏ hận thù và nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh mới giữa Đại Việt và Mãn Thanh. Không chỉ có thế, nó còn có những ảnh hưởng tới chính sách ngoại giao của Quang Trung tới khu vực Đông Nam Á lục địa nói chung và chính sách ngoại giao riêng biệt với từng quốc gia trong khu vực nói riêng từ đó có những tác động nhất định tới tiến trình lịch sử của khu vực. Trung Quốc với vai trò và ảnh hưởng to lớn trong khu vực nên trong quá trình nghiên cứu cũng không thể không đề cập đến nhân tố này. Có thể nói, Trung Quốc là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến chính sách đối ngoại của bất cứ triều đại phong kiến Đại Việt nào nói chung và cũng đặc biệt quan trọng với triều đại Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Những thắng lợi rực rỡ của Tây Sơn từ rất sớm đã trở thành mối quan tâm của các nhà nghiên cứu. Do đó, nguồn tư liệu nghiên cứu về phong trào Tây Sơn, thời đại Quang Trung – Nguyễn Huệ khá phong phú và đồ sộ. Riêng về chính sách ngoại giao thời Tây Sơn đã có khoảng gần 30 bài viết và công trình nghiên cứu nghiêm túc và đầy tâm huyết. Những công trình nghiên cứu và bài viết trên chủ yếu đề cập về ngoại giao triều đại Tây Sơn dưới góc độ lịch sử và chiếm số lượng khá khiêm tốn trong tổng số các công trình nghiên cứu về khởi nghĩa Tây Sơn. Một số tác phẩm tiêu biểu như: “Quang Trung - anh hùng dân tộc” của Hoa Bằng - Hoàng Thúc Trâm; “Cách mạng Tây Sơn” của Văn Tân; “Lịch sử bang giao Việt Nam – Đông Nam Á” của Trần Thị Mai; “Bang giao Đại Việt” (tập 4, triều đại Tây Sơn), “Ngoại giao Việt Nam từ thuở dựng nước đến trước Cách mạng tháng Tám 1945”, của Khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao Việt Nam, Bộ môn Chính sách Đối ngoại Việt Nam, Học viện Quan hệ quốc tế đã miêu tả và phân tích một số thành tựu và đặc điểm của ngoại giao triều đại Tây Sơn thời đại Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Qua đó cho thấy, thành tựu chung về nghiên cứu ngoại giao thời Tây Sơn là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu về ngoại giao triều đại Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ và những tác động tới khu vực Đông Nam Á lục địa, đặc biệt dưới góc độ nghiên cứu quan hệ quốc tế. Đây là khu vực gần gũi và có nhiều nét tương đồng trong văn hoá, địa lý, bối cảnh và tiến trình lịch sử với Đại Việt. Chính vì thế, khóa luận này cố gắng phân tích mối quan hệ bang giao của Đại Việt với cả hai đối tác truyền thống là Trung Quốc thời Mãn Thanh và các quốc gia Đông Nam Á lục địa. Mối quan hệ bang giao này được phân tích dựa trên cơ sở phân tích của lý luận quan hệ quốc tế bao gồm ba yếu tố: (i) bối cảnh của khu vực Đông Nam Á lục địa, Trung Quốc tác động đến việc đưa ra chính sách ngoại giao; (ii) tình hình nội tại của Đại Việt – cơ sở hoạch định chính sách ngoại giao; (iii) đường lối ngoại giao và nhân vật ngoại giao nhằm đánh giá vị trí, vai trò của mỗi quốc gia, mối tương quan với các quốc gia khác trong một trật tự quốc tế nhất định.

Từ đó, khoá luận bước đầu đưa ra một số nhận định về tác động của chính sách ngoại giao triều đại Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ đến khu vực Đông Nam Á lục địa.

Trong quá trình nghiên cứu, một số nguồn tư liệu được sử dụng bao gồm:

 Các tài liệu lịch sử về khu vực Đông Nam Á lục địa, Trung Quốc và lịch sử Việt Nam

 Các tài liệu lịch sử nghiên cứu về phong trào khởi nghĩa và triều đại Tây Sơn.

 Các ghi chép của người đương thời, những nhân vật trọng yếu của chính quyền Tây Sơn trực tiếp tham gia vào hoạt động ngoại giao đối ngoại, những công văn, thư từ của vương triều Tây Sơn giao thiệp với các nước Trung Quốc, Lào Lạn Xạng. Đặc biệt phải kể đến nguồn tư liệu chính sử của Việt Nam bao gồm:

- Bộ tiểu thuyết lịch sử chương hồi “Hoàng Lê nhất thống chí” của các tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì (Ngô Gia văn phái).

- Tập “Đại Việt quốc thư” thu thập một số văn bản thư từ của quan chức nhà Tây Sơn với nhà Thanh.

Trong quá trình hoàn thành khoá luận, phương pháp lịch sử và phương pháp nghiên cứu quốc tế là hai phương pháp chính được sử dụng để phân tích và lý giải các vấn đề.

Khoá luận được chia làm bốn chương:

Chương 1: Những nhân tố tác động đến quá trình hoạch định chính sách ngoại giao của triều đại Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Chương 2: Ngoại giao triều đại Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ

Chương 3: Đường lối ngoại giao và nhân vật ngoại giao.

Chương 4: Đánh giá chính sách ngoại giao triều đại Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ và những tác động tới khu vực Đông Nam Á lục địa.

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Đánh giá chính sách ngoại giao triều đại Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ và những tác động tới khu vực Đông Nam Á lục địa.
  • Đánh giá chính sách ngoại giao triều đại Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ và những tác động tới khu vực Đông Nam Á lục địa.

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Chính sách ngoại giao của triều Nguyễn với ...

Upload: haileylunna

📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 3742
Lượt tải: 23

Những hạn chế của chính phong trào Tây Sơn ...

Upload: nhatnamcivil

📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 2611
Lượt tải: 20

bối cảnh lịch sử của các quốc gia Đông Nam Á ...

Upload: aveho

📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 579
Lượt tải: 17

Tác động những đợt thám hiểm của Trịnh Hoà ...

Upload: dongtack

📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 432
Lượt tải: 17

Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam ...

Upload: duyhung9999

📎 Số trang: 176
👁 Lượt xem: 629
Lượt tải: 17

Chính sách đối ngoại của liên minh Châu Âu ...

Upload: cuongckal

📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 562
Lượt tải: 16

Quan hệ thương mại của vương quốc Champa ...

Upload: hongoctoantn

📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 669
Lượt tải: 16

Quan hệ thương mại của vương quốc Champa ...

Upload: man8xck6666

📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 580
Lượt tải: 17

Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam ...

Upload: vonhuduyd07vt

📎 Số trang: 176
👁 Lượt xem: 578
Lượt tải: 16

Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam ...

Upload: bototTBN

📎 Số trang: 176
👁 Lượt xem: 31
Lượt tải: 16

Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam ...

Upload: quynhanh8388

📎 Số trang: 176
👁 Lượt xem: 31
Lượt tải: 16

Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam ...

Upload: hanhfog

📎 Số trang: 176
👁 Lượt xem: 31
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Đánh giá chính sách ngoại giao triều đại Tây ...

Upload: buihoanganhttck49

📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 2023
Lượt tải: 20

CHUYÊN MỤC

Văn hóa nghệ thuật Lịch sử
Đánh giá chính sách ngoại giao triều đại Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ và những tác động tới khu vực Đông Nam Á lục địa. Những năm cuối thế kỷ XVIII chứng kiến những biến đổi của chế độ phong kiến ở phương Đông nói chung và ở các nước Đông Nam Á lục địa nói riêng. Đông Nam Á là một khu vực địa lý lịch sử với nhiều nét tương đồng trong quá trình phát triển và tồn tại docx Đăng bởi
5 stars - 75484 reviews
Thông tin tài liệu 60 trang Đăng bởi: buihoanganhttck49 - 05/03/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 05/03/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Đánh giá chính sách ngoại giao triều đại Tây Sơn thời Quang Trung – Nguyễn Huệ và những tác động tới khu vực Đông Nam Á lục địa.