Mã tài liệu: 278210
Số trang: 65
Định dạng: zip
Dung lượng file: 519 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong những thập kỷ qua, ngành thuỷ sản nước ta đã trải qua nhiều thăng trầm. Từ một lĩnh vực có thể nói là chưa được chú trọng phát triển, còn ở qui mô nhỏ lẻ, ngành thuỷ sản đã từng bước vươn lên phát triển một cách mạnh mẽ và hiện nay đang là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Sự phát triển này của ngành thuỷ sản được thể hiện qua một số chỉ tiêu như: GDP của ngành Thuỷ sản giai đoạn 1995 - 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng, tổng sản lượng thuỷ sản tăng từ 1.060.000 tấn năm 1991 lên 2.403.000 tấn năm 2001, giá trị xuất khẩu thuỷ sản tăng từ 262 triệu USD năm 1991 lên 1760 triệu USD năm 2001, giá trị tổng sản lượng thuỷ sản tăng từ 9400 tỷ đồng năm 1991 lên 25000 tỷ đồng năm 2001,…, đạt tốc độ phát triển bình quân của các chỉ tiêu trên thời kỳ 1991 - 2001 tương ứng là 8,5%, 21%, 10,3%.
Góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành thuỷ sản đó là ngành nuôi trồng thuỷ sản. Sự phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản đã có tác động rất lớn đến các lĩnh vực, ngành nghề trong xã hội, nó không những tạo thêm nhiều công ăn việc làm, tạo thêm thu nhập, nâng cao đời sống của người dân mà còn có những tác động mạnh mẽ đến ngành thuỷ sản và nền kinh tế nói chung. Cụ thể, nuôi trồng thủy sản góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng sự trao đổi buôn bán, ngoại giao với nhiều quốc gia và nhiều khu vực trên thế giới.
Trong những năm gần đây, khi khai thác và đánh bắt thuỷ sản ngày càng có nguy cơ giảm sút vì nguồn lực tự nhiên khan hiếm thì nuôi trồng thuỷ sản lại càng được coi trọng và phát triển mạnh đặc biệt là nuôi trồng thủy sản nước ngọt với nhiều giống mới năng suất, phẩm chất cao và hình thức nuôi trồng cải tiến và trở thành một trong những thế mạnh của ngành thuỷ sản.
Hưng Nguyên là một huyện có địa hình sâu trũng với hệ thông sông ngòi, ao hồ dày đặc, lực lượng lao động dồi dào, phù hợp cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Nắm được lợi thế đó của Huyện, Đảng uỷ, các cán bộ lãnh đạo Huyện đã xác định rõ phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt là hướng đi đúng đắn và cần thiết để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân. Để thực hiện điều đó Huyện đã đưa ra nhiều chính sánh hỗ trợ, hướng dẫn, chỉ đạo xuống tận các xã để mở rộng và phát triển phong trào nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt trên toàn Huyện.
Các giải pháp, chính sách của Huyện đưa ra đã góp phần không nhỏ vào viêc phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt trên địa bàn. Nhưng vẫn còn những hạn chế như: giá trị mang lại trên một đơn vị đơn vị diện tích chưa cao, quy mô nuôi trồng thủy sản còn nhỏ lẽ manh mún, việc phát triển nuôi trồng thủy sản chưa có tính bền vững, bên cạnh đó là sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, nhận thức, cơ sở hạ tầng. Nên việc nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt ở Huyện chưa phát huy được hết những lợi thế sẳn có trên địa bàn.Với những lý do trên em đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
2.1. Mục đích.
- Nghiên cứu và tìm hiểu về tình hình nuôi trồng thủy sản thủy sản nước ngọt trên địa bàn huyện Hưng Nguyên nhằm phát hiện ra những kết quả đạt được và tồn tại.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn Huyện.
2.2. Nhiệm vụ.
- Lựa chọn những vấn đề lý luận và thực tiễn hiện nay liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Tìm hiểu khái quát về nuôi trồng thủy sản và những nhân tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
- Phân tích tình hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn huyện Hưng Nguyên,tỉnh Nghệ An.
- Đưa ra một số giải pháp để giải quyết các vấn đề còn tồn tại.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu tình hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn huyện Hưng Nguyên như:
- Tình trạng chung về nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Huyện.
- Đánh giá hoạt động nuôi trồng thủy sản từ đó rút ra những vấn đề và nêu biện pháp giải quyết nhằm thúc đẩy hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Huyện.
4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
4.1.Quan điểm nghiên cứu.
- Quan điểm động lực: Theo quan điểm này thì việc phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ngọt là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Huyện.
- Quan điểm lãnh thổ: Đó là việc phát triển nuôi trồng thủy sản tùy vào điều kiện của từng vùng để phát triển phù hợp vì vậy có sự phân hóa theo không gian.
- Quan điểm tổng hợp: Nghĩa là phát triển nuôi trồng thủy sản chịu sự tác động của nhiều yếu tố về tự nhiên - kinh tế - xã hội. Do đó đòi hỏi quá trình nghiên cứu một cách tổng hợp.
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thực địa thu thập số liệu: Các nguồn tư liệu sử dụng trong đề tài được lấy từ các phòng: phòng Thống kê, UBDS gia đình và trẻ em, phòng Nông nghiệp, phòng đất đai,…đồng thời dựa trên kết qủa khảo sát, điều tra từ năm 2000 đến nay và những kiến thức thu được từ quá trình thâm nhập thực tế.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở những tư liệu có được tiến hành xử lý, phân tích tổng hợp, nghiên cứu để đưa ra những nhận xét và biện pháp.
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp dự đoán và dự báo.
5. CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo nội dung của chuyên đề thực tập gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý luận về vấn đề nuôi trồng thủy sản.
Chương 2: Thực trạng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Hưng Nguyên .
Chương 3: Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Hưng Nguyên .
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 146
👁 Lượt xem: 607
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 16