Mã tài liệu: 278748
Số trang: 46
Định dạng: zip
Dung lượng file: 290 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Bất cứ một sự phát triển nào cũng đều phải có một động lực thúc đẩy. Phát triển kinh tế - xã hội được dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực (nguồn lực con người), vật lực (nguồn lực vật chất, công cụ lao động, đối tượng lao động, tài nguyên thiên nhiên, v.v...), tài lực (nguồn lực về tài chính, tiền tệ)v.v..song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy được tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người.
Chính vì vậy trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN, Đảng và Nhà Nước ta luôn chú trọng vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, coi đây là một trọng tâm trong "sự nghiệp trồng người", là chìa khóa mở cánh cửa đến tương lai phồn thịnh và hội nhập quốc tế.
Có thể thấy để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, chúng ta không thể có sự lựa chọn nào khác là phải coi trọng xu hướng phát triển kinh tế thị trường, biến tri thức trở thành trí lực - động lực cho sự phát triển của đất nước. Bởi vậy, hơn bất kỳ khi nào vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay đang là một vấn đè cấp bách, phải thực sự đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trong những thập niên đầu tiên của thế kỷ mới, đào tạo nguồn nhân lực trong xu hướng phát triển nền kinh tế thị trường phải trở thành nội dung then chốt trong chiến lược phát triển con người ở nước ta nói chung và đặc biệt là ở các doanh nghiệp nói riêng, vì đây là nơi thu hút khá nhiều lao động của đất nước.
Trong dòng chảy tất yếu của xã hội, bất kỳ ai nếu không chủ động học tập, đào tạo và tự đào tạo để thích nghi tức là không đủ sinh lực tăng tốc sẽ bị gạt bỏ lại phía sau. Đây cũng là logic đặc trưng của thế kỷ 21 - thế kỳ của kinh tế thị trường và điều này đã được tính đến trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực quốc gia tại Đại hội toàn quốc lần thứ IX.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là đề tài rộng lớn đã và đang được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Trong phạm vi bài viết này em chỉ tập trung vào vấn đề công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam hiện nay.
Bài viết của em được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp tư nhân hiện nay
Chương 2: Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty TNHH Thái Hà
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong trong công ty TNHH Thái Hà
Em xin chân thành cảm ơn cô và các thầy cô trong bộ môn Quản Trị Kinh Doanh đã giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này.Do điều kiện kiến thức cũng như thời gian có hạn nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, các cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 722
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16