Tìm tài liệu

Phu nu thanh pho Ho Chi Minh voi qua trinh thuc hien cac chinh sach xa hoi cua thanh pho trong cong cuoc doi moi 1986 2006

Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006

Upload bởi: hongtieuvu

Mã tài liệu: 258568

Số trang: 290

Định dạng: pdf

Dung lượng file: 10,292 Kb

Chuyên mục: Tổng hợp

Info

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cám ơn

Danh mục chữ viết tắt

Mục lục các bảng biểu

Mục lục

MỞ ĐẦU . . 1-13

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM VÀ CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG BỘ,

CHÍNH QUYỀN TPHCM ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI (1986 - 2006)

1.1 TPHCM và những vấn đề xã hội cấp thiết trong thời kỳ đổi mới và hội nhập

1.1.1 Những vấn đề chung . . 14-16

1.1.2 Thực trạng đời sống, việc làm của nhân dân và sự phân

hóa giàu nghèo . . 16-18

1.1.3 Tệ nạn xã hội và những bất ổn về trật tự an toàn xã hội . . 18-19

1.1.4 Những phức tạp trên lĩnh vực văn hóa- nghệ thuật . 19-21

1.2 Chính sách của Đảng bộ và chính quyền TPHCM đối với các vấn đề xã hội

1.2.1 Chính sách về dạy nghề, giải quyết việc làm và đời sống . 24-31

1.2.2 Chương trình xóa đói giảm nghèo . . 31-38

1.2.3 Chính sách về an ninh - trật tự an toàn xã hội và

phòng chống tệ nạn xã hội . 39-46

1.2.4 Giải quyết các vấn đề xã hội khác 46-52

CHƯƠNG 2: PHỤ NỮ TPHCM THAM GIA THỰC HIỆN

CÁC CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ (1986 - 2006)

2.1 Thực trạng đời sống, điều kiện lao động của phụ nữ TPHCM

2.1.1 Điều kiện lao động và đời sống của lao động nữ TPHCM .54-59

2.1.2 Trình độ lao động nữ . .59-63

2.1.3 Lao động nhập cư . 63-69

2.2 Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM với các chương trình trợ vốn, góp phần xóa

đói giảm nghèo cho phụ nữ thành phố

2.2.1 Các chương trình trợ vốn . 70-85

2.2.2 Các hoạt động hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ nhằm xóa đói giảm

nghèo, cải thiện đời sống phụ nữ-trẻ em. 86-91

2.3 Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM với hoạt động đào tạo nghề và giải quyết

việc làm

2.3.1Thực trạng đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho phụ nữ TPHCM . . 91-102

2.3.2 Hoạt động đào tạo nghề và giải quyết việc làm của

Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM . 102-107

2.4 Phụ nữ TPHCM tham gia phòng chống tệ nạn mại dâm, góp phần thực

hiện chương trình mục tiêu ‘‘ ba giảm’’ của thành phố (2001-2005)

2.4.1 Thực trạng mại dâm ở thành phố Hồ Chí Minh . 108-113

2.4.2 Phụ nữ TPHCM với họat động phòng chống mại dâm . 113-125

CHƯƠNG 3: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA PHỤ NỮ TPHCM TRONG

VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (1986 - 2006) VÀ NHỮNG

GIẢI PHÁP CHO THỜI GIAN TỚI

3.1 Hiệu quả hoạt động của phụ nữ TPHCM trong việc thực hiện chính sách

xã hội của thành phố

3.1.1 Hiệu quả của các chương trình trợ vốn, xóa đói giảm nghèo . 126-135

3.1.2 Hiệu quả của chương trình đào tạo nghề, thực hiện các chính sách

và biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nữ . .135-137

3.1.3 Hiệu quả của công tác phòng chống mại dâm . 137-148

3.2 Những giải pháp cho thời gian tới

3.2.1 Duy trì, phát triển các mô hình hỗ trợ vốn cho phụ nữ nghèo . 151-153

3.2.2 Đào tạo nghề và giải quyết việc làm . 153-164

3.2.3 Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu “ba giảm”, tăng cường

phòng chống tệ nạn mại dâm . . 165-177

KẾT LUẬN . . 178-186

TÀI LIỆU THAM KHẢO . . 187-215

PHỤ LỤC . . 216-281

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do, mục đích chọn đề tài:

Chính sách xã hội là bộ phận cấu thành chính sách chung của một chính

quyền Nhà nước hướng tới lĩnh vực xã hội nhằm giải quyết những vấn đề liên quan

đến cuộc sống con người, đến lợi ích của các giai cấp, tầng lớp, giới, trong xã

hội. Nó góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội cho phù hợp với mục tiêu của chính

đảng cầm quyền và của chính quyền Nhà nước. Các nội dung của chính sách xã hội

gắn bó mật thiết với đời sống con người như: xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc

làm, hạn chế và ngăn chặn các tệ nạn xã hội, đền ơn đáp nghĩa, các chương trình

nhân đạo - từ thiện Trong đó, xóa đói giảm nghèo không chỉ là chính sách xã hội

quan trọng của mỗi quốc gia, mà đã trở thành vấn đề toàn cầu.

Sau 20 năm đổi mới và tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa

(1986-2006), bên cạnh tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu

quan trọng về phát triển xã hội nhờ có sự đổi mới tư duy trong việc hoạch định và

thực hiện chính sách xã hội. Đầu tư của Nhà nước cho các lĩnh vực xã hội ngày

càng tăng, nhiều chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển xã hội đã và đang

được thực hiện như chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm,

chương trình phòng chống các tệ nạn xã hội, các quỹ quốc gia về giải quyết việc

làm, quỹ xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, quỹ tình thương đã được thành lập,

trong đó đặc biệt ưu tiên đầu tư cho xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, giáo

dục - đào tạo, dạy nghề cũng như các dịch vụ xã hội cơ bản khác. Nhà nước khuyến

khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và cộng đồng quốc tế tham gia giải quyết

các vấn đề xã hội theo tinh thần xã hội hóa, trong đó Nhà nước đóng vai trò nòng

cốt.

Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là một thành phố lớn của Việt Nam với

tổng dân số đến năm 2006 là 6.424.519 người, nếu kể cả dân tạm trú có hơn 8 triệu

2

người (chiếm tỷ lệ 6,6% dân số của cả nước) , là một trung tâm kinh tế, văn hóa,

xã hội, khoa học kỹ thuật, là đầu mối quan trọng trong giao lưu khu vực và quốc tế.

Từ vị trí và tầm quan trọng như đã nêu trên, cùng với chủ trương phát triển

kinh tế, TPHCM đặc biệt coi trọng việc thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội và

đã đạt được những thành quả quan trọng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân

dân thành phố được nâng lên, các nhu cầu thiết yếu của người dân được cải thiện.

Phong trào toàn xã hội chăm lo đồng bào nghèo mang lại kết quả thiết thực, có ý

nghĩa kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội rộng lớn: đã làm giảm hộ nghèo; trợ cấp

người già yếu neo đơn, mất sức lao động; khám, chữa bệnh miễn phí cho hàng trăm

ngàn người; đem lại “Nụ cười cho trẻ thơ”, “ánh sáng cho người mù nghèo bất

hạnh”; mái ấm, lớp học tình thương cho trẻ em lang thang đường phố; “xóa đói

thông tin” cho đồng bào nghèo ở vùng nông thôn xa đô thị; phụng dưỡng bà mẹ

Việt Nam anh hùng ở thành phố và một số tỉnh bạn; đỡ đầu chăm sóc hàng ngàn

thương binh nặng và người thân của liệt sĩ; xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình

thương, phong trào “ba giảm” (giảm tội phạm, ma túy và mại dâm) Những việc

làm đó cùng với các hoạt động từ thiện, cứu trợ đồng bào vùng bị thiên tai, hỏa

hoạn ở thành phố và các tỉnh bạn, là thành tựu nổi bật về xã hội của Đảng bộ và

nhân dân thành phố .

Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện các chính sách xã hội ở

TPHCM do công sức đóng góp của toàn dân, của toàn bộ hệ thống chính trị dưới sự

lãnh đạo của Đảng bộ thành phố. Trong bối cảnh chung đó, ý thức được vai trò,

trách nhiệm và những điều kiện đặc thù của giới, phụ nữ TPHCM thông qua tổ chức

Hội Liên hiệp Phụ nữ (sau đây gọi tắt là Hội phụ nữ - Hội) và các tổ chức xã hội -

nghề nghiệp khác đã tích cực tham gia thực hiện các chính sách xã hội, có những cố

gắng to lớn, đóng góp đáng kể cho sự phát triển của thành phố. Tuy nhiên, hàng loạt

vấn đề trực tiếp tác động đến việc phát huy khả năng của phụ nữ chưa được giải

quyết tốt đã hạn chế sự đóng góp của phụ nữ đối với công việc chung. Sự bình đẳng

về giới, địa vị người phụ nữ trong gia đình và xã hội chưa được nâng cao, chưa

tương xứng với công sức và trách nhiệm họ đảm nhận với tư cách người lao động

3

làm ra của cải vật chất, tinh thần và với tư cách người mẹ sản sinh ra bản thân con

người. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo công

bằng, tiến bộ xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân, cho cả nam giới và nữ giới, tạo điều

kiện và cơ hội cho họ tiếp cận bình đẳng với cái mới, những tiến bộ trong việc làm,

thu nhập, hưởng thụ văn hóa và các phúc lợi xã hội khác? Nhà nước, cộng đồng xã

hội đã có những chính sách gì hỗ trợ cho họ và bản thân họ đã có những cố gắng ra

sao nhằm đáp ứng yêu cầu mới để có việc làm, ổn định đời sống, đảm bảo ấm no,

hạnh phúc cho gia đình, con cái?

Là người có nhiều năm phụ trách công tác chuyên môn ở Bảo tàng Phụ nữ

Nam bộ, có quá trình tiếp xúc và nghiên cứu về phụ nữ ở nhiều góc độ; được

TPHCM chọn đào tạo trong Chương trình 300 tiến sĩ, thạc sĩ của thành phố, tác giả

chọn đề tài “Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách

xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới (1986-2006)” để làm đề tài luận án

với mong muốn đi sâu nghiên cứu những vấn đề bức xúc về mặt xã hội của

TPHCM, hoạt động và vai trò của phụ nữ TPHCM trong việc thực hiện các chính

sách xã hội, những kết quả đạt được, những tồn tại, vướng mắc trong quá trình tham

gia giải quyết các vấn đề xã hội của phụ nữ TPHCM, trên cơ sở đó đề xuất những

định hướng và giải pháp thích hợp để phụ nữ TPHCM tiếp tục thực hiện tốt các

chính sách xã hội của thành phố.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Những vấn đề về chính sách xã hội là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên

cứu, không những trên lĩnh vực xã hội nói chung mà cả trên lĩnh vực kinh tế, chính

trị, Bởi phát triển kinh tế bền vững phải đi đôi với hoạch định chính sách và

đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc

làm, phòng chống tệ nạn xã hội, Vì vậy, trong thời gian qua nhiều công trình

nghiên cứu về những vấn đề xã hội của Việt Nam nói chung đã được công bố. Nhà

xuất bản Công an Nhân dân cho ra mắt độc giả nhiều công trình như: Mại dâm, ma

túy, cờ bạc, tội phạm thời hiện đại của các tác giả Nguyễn Xuân Yêm, Phạm Đình

4

Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên (xuất bản năm 2003), Tệ nạn mại dâm: thực trạng và

các giải pháp của Trần Hải Âu (xuất bản năm 2004), Phòng, chống tội phạm trong

giai đọan hiện nay ở nước ta của các tác giả Chử Văn Chí, Nguyễn Văn Lan,

Nguyễn Cảnh Yên, (xuất bản năm 2006). Nhiều nhà xuất bản khác cũng công bố

hàng lọat các công trình như: Phòng, chống các tệ nạn xã hội, mại dâm, ma túy, mê

tín dị đoan, cờ bạc của Trần Minh Hưởng (nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, 2004),

Một số mô hình, điển hình phòng, chống mại dâm và cai nghiện phục hồi (Nhà xuất

bản Lao động Xã hội, 2005), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã

hội do GS-TS Huỳnh Khái Vinh chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2005),

Những vấn đề xã hội trong công cuộc đổi mới do Mai Quỳnh Nam chủ biên (Nhà

xuất bản Chính trị quốc gia, 2006), Phòng, chống tệ nạn xã hội của Trần Đức

Châm (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2007), Các tác phẩm này đề cập khá toàn

diện về những vấn đề xã hội của Việt Nam trong bối cảnh từ sau khi đất nước bước

vào thời kỳ đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hóa, hiện

đại hóa. Các nghiên cứu cũng đưa ra những thực trạng về tệ nạn mại dâm, ma túy,

tội phạm và một số tệ nạn khác, phân tích những nguyên nhân, đặc điểm của các

hiện tượng xã hội, tệ nạn xã hội, đồng thời đưa ra một số giải pháp phòng chống tệ

nạn xã hội, trong đó đặc biệt đáng chú ý là các giải pháp phòng chống ma túy và

mại dâm. Bên cạnh đó, hai tác phẩm Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở

Việt Nam của Lê Bạch Dương và tập thể tác giả (Nhà xuất bản Thế giới, 2005) đề

cập chính sách xã hội và dịch vụ cho người nghèo, những nhóm người yếu thế ở

Việt Nam, Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam do

PGS. TS. Đinh Công Tuấn chủ biên (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2008) cho thấy sự

liên hệ so sánh và rút ra những bài học về các chính sách an sinh xã hội cho Việt Nam.

Ở góc độ khác, liên quan đến vấn đề xóa đói giảm nghèo có các công trình

như: Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay của Nguyễn Thị

Hằng (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1997), Một số chính sách Quốc gia về việc

làm và xóa đói giảm nghèo của Đức Quyết (Nhà xuất bản Lao động, 2002), Đáng

chú ý là kết quả tham vấn cộng đồng về dự thảo chiến lược toàn diện về tăng trưởng

5

và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam do Shanks Edwin, Carrie Turk tập hợp trong Ý

kiến của cộng đồng về chiến lược giảm nghèo, Các đề xuất của người nghèo về

chính sách, Cùng người nghèo hoàn thiện chính sách (Trung tâm thông tin phát

triển Việt Nam, 2002). Nhóm tham vấn đã tiến hành các khảo sát đánh giá nghèo và

giảm nghèo ở TPHCM. Từ ý kiến người dân, đánh giá sự thay đổi tình trạng sống

và khoảng cách giàu nghèo, thị trường lao động, đưa ra các thông điệp chính bảo vệ

quyền lợi người lao động, giải pháp hỗ trợ người nghèo, đưa ra những nhận xét

chung về các chính sách tổng quan về tăng trưởng và giảm nghèo, đề nghị những bổ

sung cho các chính sách đó, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của chiến

lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam.

Viện Khoa học xã hội Việt Nam có công trình Báo cáo cập nhật nghèo 2006-

Nghèo và giảm nghèo ở Việt nam giai đoạn 1993-2004 (Nhà xuất bản Chính trị

quốc gia, 2007). Trong đó, thành tựu về xóa đói giảm nghèo của Việt Nam được đề

cập rõ nét bằng những số liệu cập nhật trong hơn 10 năm tiến hành chủ trương xóa

đói giảm nghèo trên toàn quốc.

Ở khía cạnh lao động và việc làm, có thể kể đến các công trình tiêu biểu như:

Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam của Trần Đình Hoan, Lê

Mạnh Khoa (Nhà xuất bản Sự Thật, 1991) nghiên cứu việc sử dụng nguồn lao động

và giải quyết việc làm ở cả nông thôn và thành thị trong bối cảnh đô thị hóa. Trên

cơ sở nghiên cứu xã hội học, tác giả cho thấy mối tương quan giữa phát triển kinh tế

với giải quyết việc làm và chính sách xã hội, đi đến sự khẳng định việc phát triển

kinh tế xã hội ở nông thôn có ảnh hưởng lớn đến việc làm của dân cư thành thị.

Trong khi đó, theo một hướng tiếp cận khác, Việc làm ở nông thôn - thực trạng và

giải pháp của Chu Tiến Quang (Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2001) lại đi sâu phân

tích đặc điểm lao động và việc làm ở nông thôn. Vấn đề lao động trẻ em của Vũ

Ngọc Bình (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2002) đề cập tới thực trạng việc sử

dụng lao động trẻ em, vị thành niên. Một số vấn đề về lao động, việc làm và đời

sống người lao động ở Việt Nam hiện nay do Th.s Đinh Đăng Định chủ biên (Nhà

xuất bản Lao động, 2004), Thị trường lao động - cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt

6

Nam của Phạm Đức Chính (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2005), Thị trường lao

động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp do Nguyễn Thị Thơm chủ biên (Nhà xuất

bản Chính trị quốc gia, 2006) lại nêu lên những vấn đề lý luận và thực tiễn về thị

trường lao động ở Việt Nam, tầm quan trọng của lao động và việc làm trong chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội, phân tích những thực trạng và đời sống người lao

động ở Việt Nam, đưa ra những phương hướng và giải pháp căn bản nhằm nâng cao

chất lượng nguồn lao động, việc làm và đời sống người lao động Việt Nam.

Dưới góc độ giới, đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu những khía cạnh

khác nhau của chính sách xã hội liên quan đến phụ nữ. Vấn đề tạo việc làm, tăng

thu nhập, giảm nghèo khổ đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay của Trung tâm nghiên

cứu khoa học về phụ nữ (Trung tâm thông tin Bộ Lao động - Thương binh và Xã

hội, 1990) đề cập một cách khái quát, toàn diện và mối quan hệ hữu cơ giữa tạo việc

làm, tăng thu nhập, giảm nghèo khổ đối với phụ nữ. Những vấn đề chính sách xã

hội với phụ nữ nông thôn trong giai đoạn hiện nay do Đỗ Thị Bình chủ biên (Nhà

xuất bản Khoa học xã hội, 1997) và Phụ nữ nông thôn và việc phát triển các ngành

nghề phi nông nghiệp của GS. Lê Thi (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1998) nghiên

cứu một số vấn đề lý luận về chính sách xã hội đối với phụ nữ nông thôn, có liên hệ

nhận xét từ nông thôn miền Nam và vùng ngoại ô TPHCM, đưa ra một số quan

điểm và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nữ ở nông thôn trong quá trình

chuyển đổi nền kinh tế. Riêng tác phẩm Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở

Việt Nam của Lê Thi (Nhà xuất bản Phụ nữ, 1998) phân tích khá rõ nét các khía

cạnh việc làm, đời sống của phụ nữ Việt Nam trong hơn 10 năm đầu đổi mới trên cơ

sở thuyết nam nữ bình quyền. Nữ giới và nam giới ở Việt Nam thập kỷ 90 của

Nguyễn Xuân Tường và tập thể tác giả (Nhà xuất bản Thống kê, 2000) đưa ra

những số liệu phân tích thống kê về dân số, nữ giới và nam giới trong thập niên

1990. Vai trò của người phụ nữ trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,

nông thôn của Hoàng Bá Thịnh (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2002) cho thấy

vai trò không thể thiếu của người phụ nữ trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở

nông thôn. Đáng chú ý hơn, bằng việc phân tích thực trạng tạo việc làm cho lao

7

động nữ trên địa bàn Hà Nội và một số mô hình tạo việc làm cho lao động nữ ở một

số nước trong khu vực như: Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines, Bangladesh, tác giả

Trần Thị Thu với Tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện

đại hóa (Nhà xuất bản Lao động - xã hội, 2003) đã rút ra bài học kinh nghiệm và

đưa ra những quan điểm và giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ Hà Nội trong

thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là một công trình có thể kế

thừa nghiên cứu so sánh vào thực tiễn đối với tạo việc làm cho lao động nữ TP.HCM.

Bên cạnh đó, vài năm gần đây đã có nhiều công trình khác được công bố

như: Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay của

Dương Thị Minh (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2004), Phòng chống buôn bán

phụ nữ và trẻ em qua biên giới của Lê Thị Quý (Nhà xuất bản Phụ nữ, 2004), Cuộc

sống và biến động của hôn nhân gia đình Việt Nam hiện nay của Lê Thi (Nhà xuất

bản Khoa học xã hội, 2007), Bình đẳng giới ở Việt Nam (phân tích số liệu và điều

tra) do Trần Thị Vân Anh và Nguyễn Hữu Minh chủ biên (Nhà xuất bản Khoa học

xã hội, 2008), Vị thế nữ công nhân công nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước (Nghiên cứu trường hợp Hà Nội) của Bùi Thị Thanh Hà (Nhà xuất

bản Khoa học xã hội, 2009), Nghiên cứu gia đình và giới thời kỳ đổi mới do Nguyễn

Hữu Minh và Trần Thị Vân Anh đồng chủ biên (Nhà xuất bản Khoa học xã hội,

2009). .

Ngoài ra, nhiều báo cáo khoa học về những vấn đề liên quan đến nội dung

nghiên cứu của luận án được đăng trên các tạp chí: Cộng sản, Khoa học về Phụ nữ,

Lao động và Xã hội, Nghiên cứu Gia đình và Giới, Bên cạnh đó, bài phát biểu

của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước như Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu,

của lãnh đạo các Bộ, Cục, ban, ngành, đòan thể như: Cục Cảnh sát Hình sự, Hội

Liên hiệp Phụ nữ TPHCM, Sở Lao động - Thương binh & Xã hội TPHCM, đã

góp phần bổ sung và làm sáng tỏ những quan điểm, chủ trương của lãnh đạo

TPHCM đối với các vấn đề xã hội, chính sách xã hội của thành phố trong quá trình

đổi mới.

8

Một số công trình nghiên cứu khác bằng tiếng Anh như: Vietnam through

the lens of gender - an empirical analysis using household survey data của

Jaikishan Desai (1995), Expanding choices for the rural poor: human development

in Viet Nam. (U.N, 1998) về chính sách lao động và nhân lực Việt Nam, Situation

analysis and Policy Recommendations to Promote the Advancement of Women and

Gender Quality in Vietnam, của GENDCEN, CFWS, IOS, CEPEW (2000) nghiên

cứu về bình đẳng giới ở Việt Nam, Child labor in transition in Vietnam của Eric

Edmonds, Carrie Turk. (World Bank, 2002) về tuổi đời và việc làm của trẻ em Việt

Nam, Proposed program loan Socialist Republic of Vietnam support the

implementation of the poverty reduction program (ADB, 2006) đề cập đến viện trợ

kinh tế của Ngân hàng Phát triển Châu Á cho Việt Nam trong chương trình giảm

nghèo, Occupational segregation and gender discrimination in labor markets :

Thailand and Viet Nam của Hyun H. Son. (ADB, 2007) về phân biệt giới tính trong

công việc ở thị trường lao động Thái Lan và Việt Nam. Mở rộng phạm vi hơn, Ngân

hàng thế giới (World Bank) cũng xuất bản nhiều công trình nghiên cứu, một số báo

cáo về các chương trình hỗ trợ các nước đang phát triển. Có thể kể đến một số công

trình tiêu biểu như: Developing financial institutions for the poor and reducing

barriers to access for women của Sharon L. Holt and Helena Ribe (World Bank,

1992) về kinh tế tài chính, tín dụng cho người nghèo, giảm những rào cản cho sự

phát triển của phụ nữ. Confronting crisis: a summary of household responses to

poverty and vulnerability in four poor urban communities của Caroline O.N. Moser

(World Bank, 1996) cung cấp số liệu điều tra mẫu về nhà ở và nghèo nàn ở đô thị,

Voices of the poor from many lands của Deepa Narayan, Patti Petesch (World Bank,

2002) về điều kiện kinh tế - xã hội ở các nước đang phát triển và tiếng nói của

những người nghèo, Infrastructure and poverty reduction - making markets work

for the poor của Xianbin Yao (ADB, 2003) phân tích các khía cạnh xã hội về giảm

nghèo, phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng, tạo nhiều thị trường lao động cho người

nghèo, Making services work for poor people: overview (World Bank, 2004) về

cung cấp dịch vụ việc làm cho người nghèo ở các nước đang phát triển, Service

9

provision for the poor: public and private sector cooperation của Gudrun

Kochendorfer-Lucius và Boris Pleskovic (World Bank, 2004) về giúp đỡ tài

chính cho người nghèo các nước đang phát triển bằng các dự án phát triển kinh tế

và y tế công cộng, Financial sector policy and the poor : selected findings and

issues của Patrick Honohan (World Bank, 2004) về dịch vụ tài chính vi mô cho

người nghèo ở các nước đang phát triển, Employment and shared growth :

rethinking the role of labor mobility for development của Pierella Paci, Pieter

serneels. (World Bank, 2007) về chính sách nhân lực và cung ứng lao động ở các

nước đang phát triển. Song song đó, về kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo, các nước

như Bangladesh và Philippines có nhiều kinh nghiệm sử dụng nguồn tài chính vi

mô trong các chương trình giảm nghèo mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Vấn đề

này có các công trình liên quan như: Technical assistance (Cofinanced by the

Governance Cooperation Fund ) to the People's Republic of Bangladesh for

supporting good governance initiatives của A. Goswami, V. Velasco và M.K.

Ahmad. - Manila (ADB, 2003), Technical assistance (Financed by the Japan

Special Fund) to the People's Republic of Bangladesh for preparing the Social

Protection for Disadvantaged Women and Children Project (ADB, 2003),

Commercialization of microfinance : Bangladesh của Stephanie Charitonenko and

S.M. Rahman (ADB, 2002), Bangladesh : country assistance plan 2000-2002

(ADB , 1999), Bangladesh from counting the poor to making the poor count của

Shekhar Shah (World Bank , 1999), Bangladesh progress through partnership:

country assistance review của Roger J. Robinson (World Bank , 1999), The Role of

family planning and targeted credit programs in demographic change in

Bangladesh của Shahidur R. Khandler, M. Abdul Latif (World Bank, 1996),

Developing the nonfarm sector in Bangladesh : lessons from other Asian countries

của Shahid Yusuf, Praveen Kumar (World Bank, 1996), Bangladesh: strategies for

enhancing the role of women in economic development.(World Bank, 1990),

International labor migration of Southeast Asian women: Filippina and Thai

domestic workers in Italy của Angkarb Korsieporn. (Cornell Univ., 1991), Quality

10

of job in the Philippines : comparing self-employment with wage employment của

Rana Hasan and Karl Robert L. Jandoc (Asian Development Bank, 2009) Paradox

and promise in the Philippines : a joint country gender assessment. (ADB, 2008),

Các tác phẩm này đề cập đến điều kiện kinh tế, chính sách kinh tế, vấn đề lập kế

hoạch tín dụng và viện trợ tài chính, kỹ thuật của Ngân hàng Phát triển Châu Á cho

Bangladesh, chương trình kiểm soát sinh sản và chính sách xã hội đối với phụ nữ và

trẻ em ở Bangladesh, tài chính vi mô và các chương trình tín dụng nông thôn, vai

trò của phụ nữ trong công cuộc phát triển kinh tế của Bangladesh, việc làm của nữ

lao động nhập cư, thị trường lao động và việc làm của Philippines, Thái Lan, phụ nữ

Philippines trong phát triển bình đẳng,

Ngoài những công trình nghiên cứu những vấn đề liên quan của các tác giả

nước ngoài, những đề tài kể trên đề cập đến những vấn đề chung hoặc một số khía

cạnh chuyên biệt của chính sách xã hội trên phạm vi cả nước hoặc ở TPHCM,

nhưng chưa gắn với họat động và vai trò của lực lượng phụ nữ TPHCM. Nói cách

khác, cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về quá trình thực hiện các

chính sách xã hội của thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới (1986-2006)

với sự tham gia của phụ nữ thành phố. Việc nghiên cứu về nội dung có liên quan đề

tài trên mới chỉ dừng lại ở nghiệp vụ tổng kết họat động của Hội Liên hiệp Phụ nữ

TPHCM trong từng giai đoạn; các nghiên cứu riêng lẻ về thực trạng bất bình đẳng

giới, vai trò phụ nữ trong gia đình và xã hội; các thống kê về lực lượng lao động,

tình trạng thất nghiệp, tệ nạn mại dâm, ma túy, của ngành Lao động - Thương

binh & Xã hội thành phố, Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên đây là

một nguồn tài liệu tham khảo hết sức thiết thực, cung cấp những dữ kiện cho việc

họach định chính sách xã hội và những chính sách liên quan đến nữ giới. Nó cũng

có tác dụng gợi mở rất hữu ích cho tác giả luận án với những nghiên cứu, nỗ lực tìm

tòi mới về việc thực hiện các chính sách xã hội của phụ nữ TPHCM trong 20 năm

đổi mới.

11

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động và vai trò của phụ nữ TPHCM

(các tầng lớp phụ nữ sinh sống ở TPHCM) gắn với tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ

TPHCM trong việc thực hiện các chính sách xã hội và tham gia giải quyết các vấn

đề xã hội của thành phố.

Chính sách xã hội là một nội dung rộng lớn. Đề tài này không có tham vọng

nghiên cứu toàn bộ các khía cạnh của chính sách xã hội mà chỉ tập trung nghiên cứu

việc thực hiện các chính sách xã hội ở TPHCM gắn với hoạt động và vai trò của

giới phụ nữ trong 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới (từ 1986 đến 2006) trên các

lĩnh vực: các chương trình trợ vốn, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, xóa đói

giảm nghèo; thực hiện mục tiêu “ba giảm” (trong đó tập trung chủ yếu là giảm mại

dâm) Đây là các lĩnh vực trọng điểm, là các điểm nhấn nổi bật trong quá trình

phụ nữ TPHCM tham gia thực hiện các chính sách xã hội trên địa bàn thành phố

trong công cuộc đổi mới.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên cơ sở kết hợp hai phương pháp cơ bản

của khoa học lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.

Bên cạnh đó, tác giả còn vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, sử

dụng các kết quả nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học

có liên quan (như xã hội học, kinh tế học, văn hóa học, ) trong quá trình thực hiện

đề tài. Các thao tác cơ bản của phương pháp nghiên cứu (như điều tra xã hội học,

phỏng vấn sâu, so sánh đối chiếu, thống kê ) được vận dụng phù hợp với nội dung

và yêu cầu cụ thể của từng chương, mục trong nội dung đề tài.

5. Nguồn tư liệu sử dụng trong luận án:

Luận án được thực hiện dựa trên những nguồn tài liệu chủ yếu sau đây:

- Các văn bản, báo cáo, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước, của Thành

ủy, Ủy Ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao động, Sở Lao động -

12

Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố,

- Một số tham luận khoa học, sách và báo có liên quan.

- Đồng thời, tác giả cũng tiến hành khảo sát thực địa nhằm tìm hiểu và thu

thập thêm tư liệu liên quan đến việc thực hiện các chính sách xã hội của phụ nữ

TPHCM.

6. Những đóng góp mới của luận án:

Với những kết quả nghiên cứu đạt được, đề tài này có những đóng góp sau:

1. Về mặt khoa học: đề tài cung cấp những tư liệu và luận cứ khoa học có độ tin

cậy cao liên quan đến hoạt động và vai trò của phụ nữ TPHCM trong việc thực

hiện các chính sách xã hội của thành phố, phục dựng bức tranh tổng thể về

những đóng góp của phụ nữ TPHCM trong việc giải quyết các vấn đề xã hội qua

20 năm (1986-2006).

2. Ở phương diện thực tiễn, từ kết quả nghiên cứu khoa học, bên cạnh việc làm rõ

những thành tựu đạt được, đề tài nêu ra những tồn tại, yếu kém trong việc thực

hiện các chính sách xã hội ở TPHCM và góp phần đề xuất những giải pháp khả

thi nhằm phát huy vai trò của nữ giới trong việc thực hiện các chính sách xã hội

ở TPHCM nói riêng và trong cả nước nói chung.

3. Từ những kết quả mà luận án đạt được về nội dung và tư liệu, đề tài này cũng hy

vọng sẽ thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu trong cũng như ngoài nước trên

các lĩnh vực: sử học, xã hội học, kinh tế học, văn hóa học,

7. Bố cục của luận án:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính

của luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Quan điểm và chính sách của Đảng bộ, chính quyền thành

phố Hồ Chí Minh đối với các vấn đề xã hội (1986-2006). Trong chương này, luận

án trình bày khái quát những vấn đề chung, thực trạng đời sống, việc làm của nhân

13

dân và sự phân hóa giàu nghèo; tệ nạn xã hội, những phức tạp trên lĩnh vực văn hóa

- nghệ thuật, Từ đó, làm rõ những quan điểm, chủ trương và giải pháp của Đảng

bộ và chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đối với một số vấn đề xã hội cấp thiết

trong thời kỳ đổi mới và hội nhập như giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo,

phòng chống tệ nạn xã hội,

Chương 2: Phụ nữ TPHCM tham gia thực hiện các chính sách xã hội

của thành phố (1986-2006). Chương này nghiên cứu thực trạng đời sống, lao động

và việc làm của phụ nữ TPHCM, các chương trình trợ vốn, đào tạo nghề, giải quyết

việc làm cho phụ nữ thành phố (1986-2006), phụ nữ tham gia phòng chống tệ nạn

mại dâm trong thực hiện chương trình mục tiêu ‘‘ ba giảm’’ (2001-2005) thông qua

tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM.

Chương 3: Hiệu quả hoạt động của phụ nữ TPHCM trong việc thực hiện

chính sách xã hội (1986-2006) và những giải pháp cho thời gian tới. Nội dung

chương này tập trung đánh giá hiệu quả của công tác phòng chống mại dâm và hiệu

quả các chương trình trợ vốn, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho phụ nữ

nghèo, từ dó đưa ra một số giải pháp cho thời gian tới

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006
  • Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Một số suy nghĩ về hoạt động của chi nhánh ...

Upload: stock_master75

📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 519
Lượt tải: 16

Vai trò của sách Chính trị Xã hội và hoạt ...

Upload: chung_khoan_vn5

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 362
Lượt tải: 16

Vai trò của sách Chính trị Xã hội và hoạt ...

Upload: lqvinh75

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 493
Lượt tải: 16

Đổi mới chính sách thu hồi chuyển đổi mục ...

Upload: su_beo_sb

📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 474
Lượt tải: 16

Hoạt động điều tra ban đầu của Công an cấp ...

Upload: langcmc

📎 Số trang: 202
👁 Lượt xem: 442
Lượt tải: 16

Ứng dụng các lý thuyết tài chính hiện đại ...

Upload: kyanhForyou

📎 Số trang: 188
👁 Lượt xem: 551
Lượt tải: 16

Ảnh hưởng của văn hóa công ty đến sự cam kết ...

Upload: toi_la_ai_meo

📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 669
Lượt tải: 16

Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm ...

Upload: bnk072

📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 526
Lượt tải: 17

Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của ...

Upload: xuanhanh83

📎 Số trang: 139
👁 Lượt xem: 559
Lượt tải: 18

Chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa ...

Upload: mid9it

📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 468
Lượt tải: 20

Vai trò của hội liên hiệp phụ nữ huyện Chợ ...

Upload: mailandhtm

📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 352
Lượt tải: 16

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ...

Upload: phuibs

📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 449
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình ...

Upload: hongtieuvu

📎 Số trang: 290
👁 Lượt xem: 538
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Tổng hợp
Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cám ơn Danh mục chữ viết tắt Mục lục các bảng biểu Mục lục MỞ ĐẦU . . 1-13 CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM VÀ CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN TPHCM ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI (1986 - 2006) 1.1 TPHCM và những vấn đề xã pdf Đăng bởi
5 stars - 258568 reviews
Thông tin tài liệu 290 trang Đăng bởi: hongtieuvu - 12/02/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 12/02/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố trong công cuộc đổi mới 1986 2006