Mã tài liệu: 266160
Số trang: 17
Định dạng: zip
Dung lượng file: 62 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Lời mở đầu
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển biến lớn. Đó là nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế kinh tế mới đã tác động mạnh mẽ tới các ngành kinh tế nói chung và ngành kinh doanh xuất bản phẩm nói riêng làm cho chúng có nhiều thay đổi nhanh chóng.
ở nước ta hiện nay, đã có nhiều thành phần kinh tế như : thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, thành phần kinh tế tư nhân hoạt động với quy mô rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực. Ngoài ra với chủ trương của nhà nước mở rộng quan hệ với nước ngoài, hình thức liên doanh trao đổi buôn bán giữa nước ta với các nước trên thế giới ngày càng phổ biến. Việc mở rộng các thành phần kinh tế đã làm cho nền kinh tế nước ta trở nên sôi động mở ra nhiều cơ hội mới để cho các thành phần kinh tế khai thác triệt để. Tuy nhiên nền kinh tế thị trường cũng gặp phải khó khăn do chính nó tạo ra. Khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp gặp phải là sự thay đổi quá nhanh của nền kinh tế thị trường làm cho các ngành kinh tế không theo kịp. Do có sự phân hoá trong các ngành nghề đòi hỏi mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải có sự thay đổi lớn trong cơ chế quản lí và tổ chức hoạt động kinh doanh để phù hợp với tình hình mới và đạt được hiệu quả kinh tế. đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm, để bắt kịp với xu thế phát triển của nền kinh tế phải nghiên cứu tìm tòi hướng đi thích hợp đối với hoạt động kinh doanh của mình nhằm đảm bảo tốt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Trải qua mười năm thử thách kể từ khi nhà nước ban hành đường lối kinh tế mới cho đến nay ngành xuất bản và phát hành đã tổ chức lại, đi dần vào thế ổn định và phát triển. Để góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Việc xuất bản và phát hành sách nói chung cũng như sách Chính trị – xã hội nói riêng góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền phổ biến chủ trương, chiến lược phát triển kinh tế, chính trị của Đảng và Nhà nước hiện nay.
Với vai trò ấy sách Chính trị – Xã hội giữ vai trò không thể thiếu được trong công cuộc đổi mới đang diễn ra ở Việt Nam.
Xuất phát từ ý nghĩa này tôi chọn và nghiên cứu đề tài:
“ Vai trò của sách Chính trị – Xã hội và hoạt động Phát hành sách Chính trị – Xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay”.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 958
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 290
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 297
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16