Mã tài liệu: 251896
Số trang: 99
Định dạng: rar
Dung lượng file: 481 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
?MỤC LỤC
Trang
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt . .i
Danh mục các bảng . iii
MỞ ĐẦU . .iv
Chương 1 - MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ WTO 1
1.1 Các loại hình doanh nghiệp . .1
1.1.1 Định nghĩa doanh nghiệp . .1
1.1.1.1 Các quan điểm về doanh nghiệp . 1
1.1.1.2. Khái niệm về doanh nghiệp . .2
1.1.2. Phân loại doanh nghiệp . 3
1.1.2.1. Căn cứ vào tính chất sở hữu tài sản trong doanh nghiệp . .3
1.1.2.2. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh
tế quốc dân . .4
1.1.2.3. Căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp . 5
1.2. Vai trò của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường . .5
1.3. Năng lực tài chính khi cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam .8
1.4. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập
WTO . .11
1.4.1 Cơ hội khi Việt Nam gia nhập WTO . .11
1.4.2 Những thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO . .16
1.5. Gia nhập WTO, một số kinh nghiệp của Trung Quốc . .23
1.5.1 Kinh nghiệp về đàm phán gia nhập WTO . .23
1.5.2 Một số thành tựu chính sau hơn 3 năm gia nhập WTO của Trung
-3-
Quốc . .26
1.5.3 Khó khăn và thách thức của Trung Quốc . .27
Chương 2 - THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY . 31
2.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam trước khi gia nhập WTO . 31
2.1.1. Bối cảnh kinh tế . .31
2.1.1.1. Hạn hán . .31
2.1.1.2. Lạm phát . 31
2.1.1.3. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế . .32
2.1.1.4. Xếp hạng cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế và doanh nghiệp .
.34
2.1.1.5. Thu hút FDI và phát triển kinh tế tư nhân . .34
2.1.1.6. Các chính sách nhằm khắc phục những bất cập trong phát triển
kinh tế - xã hội và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế . .35
2.1.2 Bối cảnh xã hội . 37
2.2 Thực trạng khả năng cạnh tranh của các Doanh nghiệp Việt Nam 42
2.2.1 Cơ cấu doanh nghiệp trong nền kinh tế . .42
2.2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . .46
2.2.2.1. Về sản phẩm . .46
2.2.2.2. Về tài chính . 47
2.2.2.3. Về quy mô doanh nghiệp và công nghệ sản xuất . .50
2.2.2.4 Về giá cả . .55
Chương 3 - CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI GIA NHẬP
WTO . 59
-4-
3.1. Tái cấu trúc vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp . .59
3.1.1. Tái cấu trúc vốn . .65
3.1.2 Cơ cấu lại doanh nghiệp . .66
3.2. Xử lý nợ tồn đọng tại các doanh nghiệp nhà nước . .71
3.3. Liên kết, hợp tác các doanh nghiệp . .75
3.4. Nâng cao nội lực của doanh nghiệp . 79
3.5. Chính phủ cần có các chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp . .82
3.6. Mở rộng và khuyến khích cạnh tranh theo nguyên tắc bình đẳng, không
phân biệt đối xử . 85
3.7. Đẩy mạnh xây dựng thể chế kinh tế thị trường . 88
KẾT LUẬN x
Tài liệu tham khảo
-5-
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Sau gần hai thập kỷ đổi mới, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ nền kinh tế
tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Sản xuất hàng hoá đã có bước phát
triển mạnh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Trong quá trình hội
nhập, mối quan hệ kinh tế thương mại đã được mở rộng hầu khắp các lĩnh vực.
Đến nay Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ thương mại với 160 nước và vùng
lãnh thổ; tham gia 86 Hiệp định thương mại, 46 Hiệp định hợp tác đầu tư và 40
Hiệp định chống đánh thuế 2 lần; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của trên 70
nước và vùng lãnh thổ . Nhưng hiện nay Việt Nam vẫn đang tiếp tục đứng trước
ngưỡng cửa của WTO, có thể nói cơ hội là rất lớn nhưng thách thức cũng không
nhỏ. Trong xu hướng hiện tại, các nước đang ngày càng ít sử dụng biện pháp bảo
hộ "lộ liễu" không được WTO chấp nhận như: cấm, hạn chế nhập khẩu hoặc áp
đặt thuế nhập khẩu cao. Thay vào đó, chính sách bảo hộ của các nước lại bắt
đầu tính đến việc áp dụng các rào cản thương mại hiện đại lồng vào những lý do
chính đáng như áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm, kiểm dịch
động thực vật, môi trường, tự vệ, thủ tục hải quan, ghi nhãn mác hàng hoá, lạm
dụng Luật chống bán phá giá . Mà điển hình cho kiểu bảo hộ này là một số vụ
kiện phía Việt Nam phải gánh chịu: Vụ kiện bán phá giá tôm, cá tra, cá Basa
vào Mỹ; các chương trình trợ giúp nông nghiệp của Chính phủ Mỹ và một số
nước phát triển . Như vậy, xu thế hội nhập trên thế giới hiện tại đang tạo ra một
sức ép rất lớn đối với các nước đang phát triển. Trong đó có Việt Nam, chúng ta
đang chịu sức ép buộc phải mở cửa và tiến hành tự do hoá. Theo các chuyên gia
kinh tế nếu Việt Nam không hội nhập nhanh hơn, mạnh hơn thì điều tất yếu là
chúng ta sẽ tụt hậu so với các nước trong khu vực, chịu sự thiệt thòi của người đi
-6-
sau. Ảnh hưởng trước tiên chúng ta đang phải gánh chịu từ chính các nước trong
khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN, vốn là những nước sản
xuất nhiều sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm của Việt Nam. Trong lĩnh vực thu
hút đầu tư trực tiếp FDI, Việt Nam cũng đang vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt,
chúng ta đang đứng trước nguy cơ sụt giảm nguồn đầu tư nước ngoài nếu những
chính sách và biện pháp cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam không triệt
để, không hấp dẫn hơn so với các nước trong khu vực.
Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một trong những nhiệm
vụ quan trọng nhất của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong
thời gian qua, thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế
đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành
tựu quan trọng trong hợp tác đa phương và song phương. Nước ta đã trở thành
thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA), Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn
Hợp tác Á-Âu (ASEM), đã ký Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ,
Hiệp định khung với EU . hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại những điều kiện
thuận lợi để phát triển kinh tế đất nước như mở rộng thị trường xuất khẩu, thu
hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ tiên tiến,
góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.
Tuy nhiên, trên thực tế Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO nên
gặp nhiều khó khăn, bất lợi trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, giải quyết
những tranh chấp thương mại, chưa được hưởng quyền lợi đầy đủ về kinh tế,
thương mại của một thành viên WTO.
Do vậy, việc gia nhập WTO đang là đòi hỏi cấp bách hiện nay, vấn đề này
đã được đề cập trong Văn kiện Đại hội IX của Đảng: “Tiếp tục mở rộng quan hệ
-7-
kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và bảo đảm thực
hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA, APEC,
. tiến tới gia nhập WTO .”. Hội nghị Trung ương 9 khoá IX cũng xác định phải
tiếp tục chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện có hiệu quả những cam kết
và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, chuẩn bị tốt các điều kiện trong nước để
sớm gia nhập WTO. Thực hiện chủ trương trên, Việt Nam đang tiến hành đẩy
nhanh tiến trình đàm phán song phương, đa phương và chuẩn bị các điều kiện
trong nước để có thể sớm gia nhập WTO vào cuối năm 2005.
Hơn chín năm qua, kể từ ngày Việt Nam nộp đơn gia nhập WTO, chúng ta
đã tiến hành 8 vòng đàm phán đa phương, đã trả lời hơn 2.000 câu hỏi liên quan
đến minh bạch hoá chính sách thương mại. Từ vòng đàm phán thứ 5, chúng ta đã
chuyển sang đàm phán mở cửa thị trường, đã cung cấp cho Ban Thư ký chương
trình xây dựng pháp luật để thực hiện các hiệp định của WTO, chương trình thực
hiện giảm trợ cấp nông nghiệp và hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) cũng như các cam kết trong lĩnh vực thuế quan, phi thuế quan. Việt
Nam đã cam kết tuân thủ các hiệp định của WTO như Hiệp định đầu tư liên
quan đến thương mại (TRIM), Hiệp định về sở hữu trí tuệ (TRIP) và các hiệp
định khác.
Thực tế cho thấy việc gia nhập WTO là xu thế khách quan, phù hợp với
tiến trình toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu rộng
trên thế giới, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện
nay và những năm đầu thế kỷ XXI. Hiện nay, đã có 148 nước gia nhập WTO, 20
nước đăng ký tiến hành đàm phán gia nhập, điều đó cho thấy WTO ngày càng
có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, thương mại thế giới và có sứ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 251
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16