Mã tài liệu: 258553
Số trang: 61
Định dạng: doc
Dung lượng file: 296 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Lời mở đầu
Tại Đại hội lần thứ IV năm 1986, Đảng ta đã có chủ trương chuyển đổi nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XCNXH, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong quá trình phát triển của đất nước ta.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cộng với xu hướng toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ, các doanh nghiệp ở nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn. Sự phát triển đi lên của các doanh nghiệp này hay sự thất bại của doanh nghiệp khác trong môi trường cạnh tranh khốc liệt là điều không tránh khỏi và xảy ra thường xuyên, liên tục. Thực tế đã chứng minh rằng việc nâng cao năng lực sản xuất, hiệu quả kinh doanh là vấn đề quan trọng quyết định sự thành bại của bất kỳ đơn vị sản xuất kinh doanh nào. Suy cho cùng đó là việc sử dụng nguồn nhân lực của đơn vị đó có hiệu quả hay không hiệu quả. Một doanh nghiệp nắm giữ được một đội ngũ lao động có trình độ, kiến thức, năng lực chuyên môn, có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có sự phối hợp và tinh thần đoàn kết chặt chẽ thì doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ thành công, có chỗ đứng ổn định trên thương trường và ngược lại.
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt, mọi doanh nghiệp đều nhận ra rằng yếu tố quyết định lớn nhất đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp không phải là trang thiết bị kỹ thuật mà chính là yếu tố con người. Bởi vì cho dù doanh nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại đến đâu song những người nắm giữ nó lại là những người non yếu về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý thì tất yếu sẽ dẫn đến không phát huy tối đa hiệu quả của máy móc thiết bị đó, làm giảm đi lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Để có thể theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, con người phải luôn đổi mới về tư duy cũng như nâng cao trình độ, kiến thức. Muốn đạt được điều đó, chỉ có cách là phải thực hiện tốt công tác đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, trong nhiều năm qua, mặc dù là một đơn vị gặp nhiều khó khăn nhưng khu quản ý đường bộ IV đã rất quan tâm, chú trọng tới công tác đào tạo – phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức mình theo phương châm mà Đảng đã đề ra tại Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đó là: “lấy việc phát huy nguồn nhân lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”.
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về công tác đào tạovà phát triển nguồn nhân lực đồng thời góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác này ở khu QLĐB IV tôi đã chọn đề tài.
“ Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở khu vực Quản lý đường bộ IV”
Chuyên đề gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Phần 2: Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở khu Quản lý đường bộ IV.
Phần 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở khu Quản lý đường bộ IV.
Mục lục
Lời mở đầu
Phần i: Cơ sở lý luận về đào tạo và tp nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
I. Khái niệm đào tạo và phát triển
II. Mục đích, vai trò, ý nghĩa của công tác đào tạo và phát triển
1. Mục đích của công tác đào tạo và phát triển NNL
2. Vai trò, ý nghĩa của công tác đào tạo và phát triển NNL
III. Các phương pháp đào tạo và phát triển NNL
1. Các phương pháp phát triển cán bộ quản lý
1.1. Phương pháp dạy kèm
1.2. Phương pháp luôn chuyển công việc
1.3. Phương pháp trò chơi kinh doanh
1.4. Phương pháp hội thảo
2. Các phương pháp đào tạo nhân viên
2.1. Phương pháp đào tạo tại chỗ
2.2. Phương pháp đào tạo học nghề
2.3. Phương pháp đào tạo xa nơi làm việc
IV. Tiến trình đào tạo và phát triển NNL trong doanh nghiệp
Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo
1. Khái niệm về xác định nhu cầu đào tạo
2. Cơ sở để xác định nhu cầu đào tạo
2.1. Phân tích doanh nghiệp
2.2. Phân tích tác nghiệp
2.3. Phân tích nhân viên
2.4. Phân tích kết quả thực hiện công việc
3. Các phương pháp xác định nhu cầu đào tạo
3.1. Xác định nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật
3.1.1. Phương pháp trực tiếp
3.1.2. Phương pháp tính toán 1
3.1.3. Phương pháp tính toán 2
3.1.4. Phương pháp tính toán theo chỉ số
3.2. Xác định nhu cầu tuyển sinh đào tạo công nhân kỹ thuật
3.3. Xác định nhu cầu phát triển cấp quản trị
Bước 2: Xác định mục tiêu đào tạo
Bước 3 : Xác định đối tượng đào tạo
Bước 4 : Xây dựng và lựa chọn phương pháp đào tạo
Bước 5 : Dự tính các chi phí đào tạo
Bước 6 : Lựa chọn và đào tạo giáo viên
Bước 7 : Đánh giá chương trình đào tạo
V. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
1. Chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Nhà nước còn thấp
2. Sự thay đổi nhu cầu xã hội
3. Công tác đào tạo chưa được chú trọng đúng mức
Phần II : Thực trạng công tác đào tạo và phát triển NNL ở khu quản lý đường bộ IV.
I. Khái quát chung về khu QLĐB IV
1. Quá trình hình thành và phát triển
2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu của khu QLĐBIV
2.1. Chức năng
2.2. Nhiệm vụ
2.3. Quyền hạn
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của khu QLĐBIV
3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khu QLĐBIV
3.2. Nội dung cơ bản về chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong khu QLĐB IV
4. Đặc điểm về nguồn nhân lực
5. Đặc điểm về vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật
6. Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật qua các năm
VI. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở khu QLĐB IV
1. Bộ máy làm công tác đào tạo – phát triển ở khu QLĐBIV
2. Kết quả công tác đào tạo và phát triển NNL QLĐBIV
2.1. Công tác đào tạo công nhân kỹ thuật
2.2. Công tác phát triển cán bộ quản lý ở khu QLĐBIV
3. Tổ chức công tác đào tạo – phát triển ở khu QLĐBIV
3.1. Xác định nhu cầu đào tạo
3.2. Xác định mục tiêu của chương trình đào tạo
3.3 Xác định đối tượng đào tạo
3.4. Lựa chọn các phương pháp đào tạo
3.5. Dự tính các chi phí đào tạo
3.6. Đánh giá chương trình đào tạo
4. Kết luận chung về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở khu quản lý đường bộ IV
Phần III : Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển NNL ở khu QLĐB IV
I. Định hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của khu đến năm 2005
1. Phương hướng đào tạo và phát triển NNL
2. Nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của khu đến năm 205
II. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo – phát triển NNL ở khu QLĐBIV
Kết luận
Tài liệu tham khả
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 254
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16