Mã tài liệu: 210615
Số trang: 55
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 539 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞ ĐẦU
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành lần đầu tiên vào tháng 12/1987. Qua hơn 15 năm kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước.
Như Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định “thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước”. Thật vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển; có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới; nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu; tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong những năm qua Bình Dương đã tích cực thực hiện công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Trong giai đoạn 5 năm (1997-2002), GDP của tỉnh tăng bình quân 15,58% hàng năm, cao hơn gấp 2 lần so với năm 1997. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, nông nghiệp tuy tăng khá nhưng giảm dần tỷ trọng (do công nghiệp tăng rất nhanh). Đến năm 2002, cơ cấu kinh tế của tỉnh là: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng 60,6% - 25,94% - 13,46%.
Riêng về lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tính đến hết tháng 06/2003 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương là 694 dự án, với tổng số vốn đầu tư là 3 tỷ 292 triệu đô la Mỹ. Nhận thức rõ tầm quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của Bình Dương nói riêng, tỉnh cần có những giải pháp thiết thực trong việc thực hiện mời gọi, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn ra đầu tư trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Từ những lý do trên, tôi xin chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn từ nay - 2010" làm luận văn tốt nghiệp cao học kinh tế ngành quản trị kinh doanh năm 2003.
Mục đích của luận văn:
Luận văn này nhằm nghiên cứu những vấn đề sau:
1/ Đánh giá khái quát tình hình thu hút FDI ở nước ta nói chung và thực trạng ở tỉnh Bình Dương nói riêng. Đặc biệt là đánh giá những tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian qua.
2/ Qua đó đề xuất một số các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn từ nay đến 2010.
Phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
Đề tài không nhằm nghiên cứu hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung cũng như hoạt động thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà chỉ đi sâu nghiên cứu hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn từ nay đến 2010.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau và đã đạt được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu. Do đó, ngoài các phương pháp cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế như phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phân tích . tác giả còn sử dụng một số kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước đây.
Kết cấu luận văn:
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục . luận văn gồm có 3 chương.
Chương 1: Tổng quan về hoạt động đầu tư nước ngoài.
Chương 2: Thực trạng tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian qua (1997-2002).
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn từ nay đến 2010.[URL="/downloads.php?do=file&id=3165"]
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 959
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 692
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16