Mã tài liệu: 297804
Số trang: 141
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,287 Kb
Chuyên mục: Sư phạm
MS: LVQLGD063
SỐ TRANG: 141
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NĂM: 2009
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan, vừa là quá
trình hợp tác để phát triển, vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển
để bảo vệ lợi ích quốc gia. Nhằm đi tắt đón đầu từ một đất nước kém phát triển thì
vai trò của GD và khoa học công nghệ càng có tính quyết định. GD phải đi trước
một bước, nâng cao dân trí, ĐT nhân lực, bồi dưỡng nhân tài nhằm thực hiện thành
công các mục tiêu của chiến lược phát triển KT-XH.
Ở nước ta, quá trình CNH-HĐH được tiến hành trong điều kiện tồn tại nhiều
hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành theo cơ chế thị trường định
hướng XH chủ nghĩa. Sản xuất hàng hóa phát triển làm cho thị trường lao động mở
rộng, nhu cầu học tập tăng lên, mặt khác cũng làm thay đổi quan niệm về giá trị,
ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề, động cơ học tập, các mối quan hệ trong
nhà trường và ngoài XH.
Tình hình trên đòi hỏi ngành GD-ĐT phải ĐT ra những lớp người lao động
“Có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được ĐT, bồi dưỡng
và phát huy bởi một nền GD tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện
đại” [21, tr. 9]. Song song, nguồn nhân lực này phải là một đội ngũ lao động có
năng lực thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của cả nước cũng như ở từng
địa phương.
Một trong những giải pháp phát triển GD-ĐT mà Đại hội X đã đề ra là đổi
mới toàn diện GD-ĐT, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao. Để việc thực
hiện mục tiêu đó Ðại hội còn xác định sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác HN và
DN cho HSPT nhằm tạo điều kiện cho việc phân luồng sau tốt nghiệp THPT, để HS
vào đời tham gia lao động sản xuất hoặc chọn ngành, nghề học tiếp sau tốt nghiệp.
Trước thế giới nghề nghiệp đa dạng, phong phú, HS rất lúng túng trong việc
lựa chọn ngành nghề phù hợp. Phần lớn các em chọn nghề theo nhu cầu cá nhân, gia
đình, bạn bè hoặc theo thị hiếu… chưa đáp ứng đúng năng lực, sở trường của bản
thân hay nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương cũng như của đất nước. Nguyên nhân của tình trạng này là do bản thân các em chưa được trang bị đầy đủ những
kiến thức về thế giới nghề nghiệp, thiếu hiểu biết về tiêu chuẩn hay những yêu cầu
của ngành nghề mình chọn và thường chưa đánh giá đúng năng lực của bản thân.
Điều này cần có sự quan tâm đúng mức của các cấp QLGD đối với công tác GDHN
trong nhà trường, đặc biệt là những nhà QL trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác
GDHN trong trường phổ thông nói chung, ở các trường THPT của quận Thốt Nốt
nói riêng. Nói cách khác, công tác QLHĐGDHN ở các trường THPT quận Thốt Nốt
chưa thực sự được quan tâm đúng mức và hiệu quả chưa cao.
Những vấn đề nêu trên đã thôi thúc tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải
pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng các trường
THPT quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ hiện nay”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng QLHĐGDHN của HT các
trường THPT quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ hiện nay, để từ đó đề ra các giải
pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác QLHĐGDHN của HT ở
các trường này.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động QL GDHN của HT các trường THPT tại quận Thốt Nốt, thành
phố Cần Thơ hiện nay.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và giải pháp QLHĐGDHN của HT các trường THPT quận Thốt
Nốt, thành phố Cần Thơ hiện nay.
4. Giả thuyết khoa học
Thực trạng công tác QLHĐGDHN của HT các trường THPT ở quận Thốt
Nốt hiện nay còn yếu kém. Do đó, chất lượng và hiệu quả GDHN cho HS chưa cao,
phần lớn các em chưa định hướng đúng trong việc lựa chọn ngành, nghề phù hợp
với năng lực bản thân. Nếu có những giải pháp đúng đắn và khả thi thì có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác QLHĐGDHN của HT ở các trường THPT
trong quận Thốt Nốt.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Tìm hiểu cơ sở lý luận về công tác QL của HT các trường THPT nói chung,
công tác QLHĐGDHN của HT các trường THPT nói riêng.
5.2. Tìm hiểu thực trạng công tác QLHĐGDHN của HT các trường THPT quận
Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ hiện nay. Phân tích nguyên nhân của thực trạng.
5.3. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác QLHĐGDHN của HT các
trường THPT quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở phương pháp luận
6.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc
Mỗi trường THPT trong quận Thốt Nốt có những nét hoạt động đặc
trưng riêng về GDHN tùy thuộc vào hoạt động của bộ môn và ứng với điều kiện cụ
thể của từng trường. Vì vậy, việc đánh giá công tác QLHĐGDHN của quận phải
được xem xét trong mối quan hệ các nhiệm vụ GD chung của các trường THPT
trong quận. Ngoài ra, cũng phải xem xét mối tương quan trong công tác
QLHĐGDHN giữa các trường THPT trong quận, đồng thời cũng xem xét trong mối
tương quan với các hoạt động GD khác trong nhà trường để tìm ra những giải pháp
nhằm đẩy mạnh công tác QLHĐGDHN ở các trường này.
6.1.2. Quan điểm lịch sử và thực tiễn
Nghiên cứu và đánh giá thực trạng QLHĐGDHN của HT các trường
THPT trong quận trong những điều kiện cụ thể của từng trường, trong tình hình
phát triển KT-XH hiện tại của quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ, để đưa ra những
giải pháp QL đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn GDHN của địa phương,
góp phần đẩy mạnh nhiệm vụ GDHN của cả nước, đồng thời đảm bảo việc thực
hiện mục tiêu GD THPT.
6.1.3. Quan điểm toàn diện
Các giải pháp đưa ra được xét trên cơ sở tổng hợp từ nhiều khía cạnh
của vấn đề và mang tính toàn diện, trong mối tương quan phụ thuộc lẫn nhau giữa
GD với tình hình kinh tế, văn hóa và XH hiện tại của vùng, để nâng cao hiệu quả
công tác QLHĐGDHN của các trường THPT trong quận Thốt Nốt, thành phố Cần
Thơ.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các văn kiện, văn bản, các Nghị
quyết, các tài liệu, sách, báo, thông tin trên mạng, tham khảo các vấn đề có liên
quan để làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài.
6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát công tác QL của HT, các
HĐGDHN của người GV, việc HN của cha mẹ đối với con, việc định hướng và lựa
chọn các ngành nghề của HS THPT cũng như hiệu quả GDHN của 3 trường THPT
trong quận Thốt Nốt.
- Phương pháp điều tra: Xây dựng 4 phiếu trưng cầu ý kiến với: phiếu
số 1 thăm dò ý kiến ngẩu nhiên 100 HS của khối 12/mỗi trường; phiếu số 2 thăm dò
ý kiến của 100 cha mẹ của những HS này/mỗi trường ; phiếu số 3 thăm dò ý kiến
đối với toàn thể GV của 3 trường (190 GV); phiếu số 4 thăm dò ý kiến của tất cả 49
CBQL (3 HT, 6 Phó HT và các tổ trưởng chuyên môn và các bộ phận khác) ở 3
trường THPT trong quận Thốt Nốt. Việc xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến chủ yếu
dựa trên cơ sở lý luận, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn CBQL (HT, Phó HT) của 3
trường THPT trong quận Thốt Nốt về những vấn đề nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Tác giả đã xin ý kiến của các
chuyên gia: Thạc sĩ Trần Đình Lý – Giám đốc Trung tâm quan hệ doanh nghiệp và
QL sinh viên trường ĐH Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh; Giảng viên tư vấn HN
Nguyễn Đăng Lập của khoa tâm lý học trường ĐH Văn Hiến thành phố Hồ Chí Minh; Giám đốc Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – HN thành phố Cần Thơ; Giám đốc
Trung tâm GD thường xuyên quận Thốt Nốt… nhằm đúc kết thêm cơ sở khoa học
và những kinh nghiệm thực tiễn về công tác QLHĐGDHN cho HSPT, đồng thời
mang lại ý nghĩa khoa học cho các giải pháp tăng cường công tác QLHĐGDHN của
đề tài.
6.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các phép toán thống kê để xử lý số liệu thu thập được từ các
điều tra bằng bảng hỏi.
7. Giới hạn nghiên cứu
Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài được nghiên cứu chủ yếu về
thực trạng công tác QLHĐGDHN cho HS ở 3 trường THPT thuộc quận Thốt Nốt,
thành phố Cần Thơ hiện nay, trên cơ sở đó chỉ đề xuất một số giải pháp chung nhất
để tăng cường một bước công tác QLHĐGDHN của HT ở 3 trường này.
Đối với hai đối tượng HS và CMHS thì đề tài chỉ nghiên cứu ngẩu nhiên ở
100 HS khối 12 và 100 vị cha mẹ của những HS này ứng với mỗi trường THPT
trong quận Thốt Nốt.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 814
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 782
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 702
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 623
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 1553
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 821
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 607
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 135
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 141
👁 Lượt xem: 638
⬇ Lượt tải: 17