Mã tài liệu: 643746
Số trang: 23
Định dạng: doc
Dung lượng file: 178 Kb
Chuyên mục: Quản lý giáo dục
Một trong những tư tưởng đổi mới GD & ĐT hiện nay là tăng cường GDĐĐ cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ GD & ĐT. Đánh giá thực trạng GD-ĐT Nghị quyết TW 2 khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận HS, SV có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh… tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”. Luật giáo dục 2005 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân...” Trong những năm qua đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Với công cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường cũng ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Đặc biệt đáng lo ngại là sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn tác động đến đại đa số thanh niên và học sinh như: có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, lập thân, lập nghiệp; những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, chạy theo thành tích, tình trạng học sinh vô lễ, vi phạm kỉ luật, tình trạng bạo lực học đường, ... Thêm vào đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ thông qua các phương tiện như phim ảnh, games, mạng Internet… làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh, nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này. Để nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh của trường lên một bước mới, góp phần tạo bước đột phá trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010 – 2020, góp phần đào tạo ra những con người phát triển toàn diện đức, trí thể, mĩ – nguồn nhân lực chính thúc đẩy sự phát triển của địa phương và đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 942
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 39
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 898
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 878
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 205
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 2457
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 19