Mã tài liệu: 295184
Số trang: 63
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,343 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Trong công nghệ nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là các mô hình nuôi tôm mật độ cao, việc áp dụng các giải pháp, phương thức quản lý nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất đóng góp đáng kể vào năng suất nuôi. Giải pháp quản lý sử sụng các sản phẩm sinh học tăng cường sức khỏe cho tôm thông qua việc tăng cường hiệu quả đáp ứng miễn dịch của tôm với mầm bệnh, nhất là với mầm bệnh virus, được xem là giải pháp khá quan trọng. Trong thí nghiệm này, chúng tôi đánh giá sự thay đổi tính mẫn cảm của tôm sú tiền trưởng thành Penaeus monodon đối với virus đốm trắng (WSSV) sau khi ứng dụng các giải pháp bổ sung các chất kích thích miễn dịch, vitamin C và β-
1,3/1,6-glucan vào thức ăn nuôi tôm trong khoảng thời gian nhất định. Sử dụng mô hình gây nhiễm thực nghiệm chuẩn được xây dựng bởi Phòng thí nghiệm virus - Đại học Gent, Vương Quốc Bỉ, kỹ thuật xét nghiệm hóa mô miễn dịch và phương pháp tiêm mô dịch gốc virus đốm trắng dòng Việt Nam (WSSV-VN) đã được tinh sạch và xác định độc lực thông qua chuẩn độ để xác định sự thay đổi độ mẫn cảm đối với virus của tôm. Thí nghiệm được tiến hành với hai liều tiêm cao và thấp của độ chuẩn SID50 của dịch gốc WSSV-VN cho tôm sú tiền trưởng thành sau khi đã nuôi với 3 nghiệm thức thức ăn có bổ sung β-1,3/1,6-glucan (10g/kg thức ăn), bổ sung vitamin C (5g/kg thức ăn) và không bổ sung trong thời gian 15 ngày. Gây nhiễm thực nghiệm cho tôm ở liều thấp (101,5SID50) và liều cao (104SID50) của dịch virus WSSV-VN cho 3 nhómtôm thuộc 3 nghiệm thức trên. Thu mẫu tôm ở các thời điểm khác nhau sau gây nhiễm:0, 12, 24, 36, 48, 60, 72, 84, 96, 108, 120 giờ, để khảo sát sự thay đổi độ mẫn cảm thông qua đánh giá sự biến đổi tình trạng sức khỏe tôm và tỷ lệ tế bào nhiễm WSSV trên tôm giữa các nghiệm thức. Kết quả thu được ở thí nghiệm gây nhiễm với liều thấp, tỷ lệ tế bào nhiễm WSSV của tôm ở 3 nghiệm thức β-1,3/1,6-glucan, vitamin C và đối chứng lần lượt là 4,12, 3,49 và 4,94%. Sự khác biệt về tỷ lệ tế bào nhiễm giữa 3 nghiệm thức này không có ý nghĩa (P>0,05). Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh đốm trắng xuất hiện sớm hơn ở nghiệm thức đối chứng so với 2 nghiệm thức còn lại. Chưa thấy rõ sự khác biệt giữa nghiệm thức β-1,3/1,6-glucan và vitamin C. Thí nghiệm gây nhiễm với liều cao, tỷ lệ tế bào nhiễm WSSV của tôm ở 3 nghiệm thức β-1,3/1,6- glucan, vitamin C và đối chứng lần lượt là 3,04, 3,69 và 4,49%. Chỉ có sự khác biệt cóý nghĩa (P<0,05) về tỷ lệ này giữa nghiệm thức đối chứng với β-1,3/1,6-glucan. Cácdấu hiệu lâm sàng của bệnh đốm trắng xuất hiện sớm hơn ở nghiệm thức đối chứng so với 2 nghiệm thức còn lại. β-1,3/1,6-glucan thể hiện rõ tác dụng làm giảm độ mẫn cảm với WSSV của tôm sú. Trong từng phương thức quản lý, tỷ lệ tế bào nhiễm ở 2 liều tiêm không có sự khác biệt (P>0,05). Ở nhóm tiêm với liều cao, các dấu hiệu lâm sàng
của bệnh đốm trắng đến sớm hơn nhóm tiêm liều thấp.
MỤC LỤC
Trang tựa.. i Lời cảm ơn iii Tóm tắt iv
Mục lục .. vi Danh sách các chữ viết tắt .. vii
Danh sách các bảng . ix Danh sách các hình x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .. 1
1.1 Đặt vấn đề .. 1
1.2 Nội dung.. 1
1.3 Mục tiêu .. 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
2.1 Hệ miễn dịch của tôm sú. 3
2.2 Bệnh đốm trắng trên tôm sú .. 5
2.2.1 Lịch sử và phân bố bệnh đốm trắng .. 5
2.2.2 Tác nhân gây bệnh.. 5
2.2.3 Dấu hiệu bệnh lý.. 6
2.2.4 Phương thức lan truyền 6
2.3 Các phương thức quản lý nhằm tăng cường sức chịu đựng của tôm đối với bệnh đốm trắng 7
2.3.1 Chất kích thích miễn dịch 7
2.3.2 Vaccin . 10
2.3.3 Vitamin .. 11
2.3.4 Fucoidan 12
2.4 Mô hình gây nhiễm thực nghiệm chuẩn WSSV trên tôm 13
2.4.1 Sơ lược về mô hình gây nhiễm thực nghiệm chuẩn 13
2.4.2 Ứng dụng của mô hình gây nhiễm thực nghiệm chuẩn. 14
2.5 Sơ lược về hóa mô miễn dịch 15
2.5.1 Nguyên lý . 15
2.5.2 Các phương pháp nhuộm.. 15
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIỆN CỨU .. 16
3.1 Thời gian và địa điểm 16
3.2 Vật liệu nghiên cứu . 16
3.2.1 Vật liệu sinh học 16
3.2.2 Dụng cụ và hóa chất 16
3.2.2.1 Dụng cụ .. 16
3.2.2.2 Hoa chất . 17
3.3 Phương pháp nghiên cứu . 19
3.3.1 Phương pháp pha loãng dịch huyền phù virus .. 19
3.3.2 Phương pháp gây nhiễm WSSV trên tôm sú .. 19
3.3.3 Phương pháp thu mẫu cho IHC . 19
3.3.4 Phương pháp xác định WSSV trên tôm bằng kỹ thuật IHC 19
3.3.5 Phương pháp tính tỷ lệ tế bào nhiễm WSSV (%) trên tôm thí nghiệm20
3.3.6 Phương pháp đo một số yếu tố môi trường nước . 20
3.3.7 Phương pháp xử lý số liệu 20 vii
3.4 Bố trí thí nghiệm .. 21
3.4.1 Chuẩn bị vật liệu cho thí nghiệm gây nhiễm chuẩn 21
3.4.2 Bố trí thí nghiệm gây nhiễm chuẩn cho tôm với dịch virus WSSV-VN
đã chuẩn độ (105,2SID50/ml) .. 21
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 23
4.1 Đáng giá vật liệu phục vụ cho thí nghiệm gây nhiễm chuẩn . 23
4.2 Khảo sát ảnh hưởng của các phương thức quản lý khác nhau lên độ mẫn
cảm của tôm đối với WSSV 24
4.2.1 Kết quả ở thí nghiệm gây nhiễm trên tôm sú với liều thấp
(101,5SID50/ml) .. 24
4.2.2 Kết quả ở thí nghiệm gây nhiễm trên tôm sú với liều cao
(101,5SID50/ml) .. 28
4.2.3 Kết quả so sánh độ mẫn cảm với 2 liều gây nhiễm của tôm
ở từng phương thức quản lý 32
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .. 35
5.1 Kết luận . 35
5.2 Đề nghị .. 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO . …37
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Từ thực tế phải đối đầu với bệnh đốm trắng (White Spot Disease – WSD) do virus gây hội chứng đốm trắng (White spot syndrome virus – WSSV) gây nhiều thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi tôm Việt Nam cũng như thế giới trong những năm qua, nhiều biện pháp kỹ thuật đã được nghiên cứu và áp dụng ở hầu hết các giai đoạn của một vụ nuôi tạo nên giải pháp “phòng ngừa tổng hợp” nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh đốm trắng xảy ra.
Mặc dù vậy, cho đến nay biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh đốm trắng trên tôm vẫn còn bỏ ngỏ. Đã có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng các vaccine hay chất kích thích miễn dịch (immunostimulants) nhằm nâng cao sức đề kháng của tôm đối với WSSV. Tuy nhiên việc đánh giá một cách chính xác và khoa học hiệu quả của các biện pháp này là rất khó.
Thông qua mô hình cảm nhiễm chuẩn, sẽ cho phép chúng ta đánh giá một cách khoa học mức độ ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật ứng dụng trong phòng bệnh đốm trắng trên tôm nuôi, cụ thể là việc sử dụng các chất kích thích tăng cường hệ miễn dịch của tôm.
Đi từ cơ sở thực tiễn đó, được sự phân công của bộ môn Công Nghệ Sinh Học trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và sự chấp thuận của Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản II, chúng tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Ứng dụng mô hình gây nhiễm thực nghiệm chuẩn đánh giá ảnh hưởng của các phương thức quản lý khác nhau lên độ mẫn cảm đối với virus gây hội chứng đốm trắng (White spot syndrome virus–WSSV) của tôm sú (Peneaus monodon)”.
1.2 Nội dung
Trong đề tài, chúng tôi bổ sung vào thức ăn cho tôm 2 hợp chất là Vitamin C và-1,3/1,6-glucan, được xem như là các chất kích thích tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch không đặc hiệu (insufficient immune system) của tôm, trong điều kiệnphòng thí nghiệm. Sau đó gây gây nhiễm các đàn tôm với 2 liều gây nhiễm 101,5SID50
và 104SID50 của dòng WSSV-VN đã được chuẩn độ trong cùng điều kiện. Thu mẫu vàtiến hành kiểm tra sự nhiễm WSSV trên tôm bằng kỹ thuật IHC(Immunohistochemistry).
1.3 Mục tiêu
Đánh giá ảnh hưởng của hai hợp chất vitamin C và -1,3/1,6-glucan lên độ mẫn cảm đối với WSSV của tôm sú.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 557
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 682
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 696
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 1186
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 661
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 688
⬇ Lượt tải: 16