Mã tài liệu: 295167
Số trang: 71
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,314 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
TÓM LƯỢC
ðề tài nghiên cứu được thực hiện tại Trại sản xuất giống thủy sản Bình Thạnh, An Giang (địa chỉ: xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) thuộc Trung tâm nghiên cứu sản xuất giống thủy sản, bằng phương pháp thực nghiệm ngoài hiện trường tại ao A0 của trại.
Nghiên cứu bắt đầu từ giai đoạn cá bột do Trại sản xuất giống thủy sản Bình
Thạnh cung cấp, nuôi trong giai và thực hiện hai biện pháp chuyển giới tính cho cá ðiêu Hồng đối với các nghiệm thức ăn (A) và ngâm (N), tiếp tục nuôi đến 45 ngày tuổi thì bắt đầu thu thập số liệu và xử lý thống kê số liệu thu được.
Trong quá trình nghiên cứu theo kiểm tra định kỳ môi trường nước các chỉ tiêu: DO (Oxi hòa tan trong nước), NH3, pH, t0.
Kết quả thí nghiệm cho thấy môi trường nước ao A0 phù hợp với sự sinh
trưởng và phát triển của cá ðiêu Hồng, đồng thời thường mang tính kiềm và khoảng chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá cao khoảng 6 – 80C.
Tỷ lệ cá đực ở nghiệm thức cho ăn thức ăn có phối trộn hormone là cao nhất, đạt 95,56%; kế đến là nghiệm thức ngâm, trung bình tỷ lệ cá đực đạt 91,11%; nghiệm thức đối chứng đạt 68,89% và kết quả thống kê có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 99%. Tỷ lệ sống cao (>90%) và tốc độ tăng trưởng của cá ðiêu Hồng giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê, trung bình
sau 45 ngày ương với mật độ 200con/m2 cá đạt trọng lượng từ 4 – 5g/con và dài từ
6 – 7cm/con.
Kết quả thống kê so sánh cá ðiêu Hồng và cá Rô Phi dòng Gift không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ sống; tỷ lệ giới tính đực ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức ngâm; cá ðiêu Hồng cho tỷ lệ đực cao hơn cá Rô Phi dòng gift khi sử dụng biện pháp chuyển giới tính bằng phương pháp cho ăn thức ăn có trộn hormone và khác biệt này có ý nghĩa thống kê; cá Rô Phi dòng Gift có tốc độ tăng trưởng cao hơn cá ðiêu Hồng, cụ thể: trung bình trọng lượng cao hơn gần 1g.
LỜI CẢM TẠ ...... i TÓM LƯỢC ... ii MỤC LỤC .. iii DANH SÁCH BẢNG . vi DANH SÁCH HÌNH .. vii Chương 1. GIỚI THIỆU ... 1
Chương 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ... 4
2.1. Nguồn gốc và phân loại .. 4
2.2. Tình hình nuôi cá Rô Phi .. 6
2.3. Sơ lược về đặc điểm cá Rô phi ... 7
2.3.1. Hình dạng màu sắc . 7
2.3.2. ðặc điểm môi trường .. 8
2.3.3. ðặc điểm dinh dưỡng 8
2.3.4. ðặc điểm sinh trưởng 9
2.3.5. ðặc điểm sinh sản .. 9
2.3.5.1. Mùa vụ sinh sản và tuổi thành thục . 9
2.3.5.2. Phân biệt đực cái ở cá Rô phi 9
2.4. Cơ Chế Di Truyền Tế bào Học – Sự Xác ðịnh Giới Tính . 10
2.4.1. Cơ chế di truyền tế bào học 10
2.4.2. Mô hình sự biệt hoá giới tính .. 11
2.5. Sơ lược về Hormone sinh dục và cách xử lý ... 12
2.5.1 Sơ lược về Testosterone ... 12
2.5.2. Công thức cấu tạo 17 α– Methyltestosterone . 12
2.5.3. Tác dụng của Testosterone trong cơ thể .. 12
2.5.4. Phương pháp xử lý .. 12
2.6. Những thành tựu đã đạt được 13
2.6.1. Phương pháp thủ công 13
2.6.2. Chuyển giới tính nhân tạo ... 13
2.6.2.1. Bằng phương pháp hóa sinh 13
2.6.2.2. Bằng phương pháp lai tạo 15
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ... 16
3.1. Vật liệu . 16
3.1.1. Thời gian và địa điểm . 16
3.1.2. ðối tượng nghiên cứu . 16
3.1.3. Dụng cụ thí nghiệm 16
3.1.4. Hormone sinh dục dùng trong thí nghiệm ... 16
3.1.5. Hóa chất dùng trong thí nghiệm .. 16
3.1.6. Thức ăn .. 16
3.2. Phương pháp nghiên cứu 16
3.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 16
3.2.1.1. Bố trí cá bột vào các nghiệm thức 16
3.2.1.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 17
3.2.2. Bố trí đo các yếu tố môi trường .. 18
3.2.3. Phương pháp phối trộn thức ăn và xử lý cá bột bằng phương pháp cho ăn .. 18
3.2.3.1. Chuẩn bị vật liệu . 18
3.2.3.2. Cách tiến hành 18
3.2.3.3. Xử lý cá bột bằng phương pháp cho ăn 19
3.2.4. Phương pháp ngâm . 19
3.2.4.1. Chuẩn bị vật liệu . 19
3.2.4.2. Phương pháp tiến hành 20
3.2.5. Chăm sóc trong quá trình ương cá ðiêu Hồng 21
3.2.5.1. ðối với nghiệm thức đối chứng 21
3.2.5.2. ðối với nghiệm thức cho ăn 21
3.2.5.3. ðối với nghiệm thức ngâm ... 21
3.2.6. Phương pháp thu thập số liệu khi cá 45 ngày tuổi ... 22
3.2.6.1. Tỉ lệ sống . 22
3.2.6.2. Tốc độ tăng trưởng . 22
3.2.6.3. Tỉ lệ chuyển giới tính .. 22
3.2.6.4. Phương pháp xác định tỉ lệ chuyển giới tính cá Rô phi 23
3.2.7. Phương pháp xử lý số liệu. 25
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .. 26
4.1. Ảnh hưởng của yếu tố môi trường trong quá trình thực nghiệm . 26
4.2 Tỷ lệ sống của cá ở 45 ngày tuổi .. 26
4.3. Tốc độ tăng trưởng cá ðiêu Hồng .. 28
4.3.1. ðộ dài thân của cá ðiêu Hồng ở 45 ngày tuổi . 28
4.3.2. Trọng lượng của cá ðiêu Hồng ở 45 ngày tuổi ... 30
4.4. Tỷ lệ đực của cá ðiêu Hồng ở 45 ngày tuổi 28
4.4.1. Kết quả chuyển giới tính của cá ðiêu Hồng ở 45 ngày tuổi 31
4.4.1.1. Trường hợp không tính mẫu gian tính vào tỷ lệ giới tính đực 32
4.4.1.2. Trường hợp tính mẫu gian tính vào tỷ lệ giới tính đực 33
4.4.2. Kết quả xử lý thống kê và nhận xét . 34
4.4.2.1. Trườnghợp 1: tỷ lệ giới tính đực không bao gồm mẫu gian tính .. 34
4.4.2.2. Trường hợp 2: tỷ lệ giới tính đực bao gồm mẫu gian tính 34
4.4.2.3. Nhận xét về mặt thống kê . 34
4.5. So sánh giữa cá ðiêu Hồng và Rô Phi dòng Gift 36
4.5.1. Về tốc độ tăng trưởng . 36
4.5.1.1. Về tốc độ tăng trưởng trong nghiệm thức cho ăn 36
4.5.1.2. Về trọng lượng ở 45 ngày tuổi . 37
4.5.1.3. Về dài thân ở 45 ngày tuổi ... 38
4.5.2. Về tỷ lệ sống .. 40
4.5.3. Về tỷ lệ đực 41
4.5.3.1. Tỷ lệ cá đực bao gồm cá gian tính ... 41
4.5.3.2. Tỷ lệ cá đực không bao gồm cá gian tính . 42
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ ... 45
5.1. Kết Luận .. 45
5.2. Kiến nghị .. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .. 47
PHỤ CHƯƠNG .. 49
Chương 1. GIỚI THIỆU
1.1 ðặt vấn đề
Cá Rô Phi Oreochromis niloticus được du nhập và nuôi rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới do dễ nuôi, có khả năng thích ứng tốt với nhiều môi trường nuôi khác nhau. Tuy nhiên, cũng có những hạn chế trong việc nuôi cá là thành thục sớm, dễ đẻ, đẻ nhiều lần trong năm dẫn đến khó kiểm soát mật độ cá nuôi trong ao và tỷ lệ phân hóa đàn cá cao gây nhiều khó khăn trong khâu chăm sóc, thu hoạch và áp dụng các biện pháp nuôi thâm canh. Vì vậy, để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho người nuôi cá Rô Phi, việc chủ động tạo quần đàn cá Rô Phi đơn tính đực được các nhà nghiên cứu cá quan tâm. Trong đó Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng.
Nhằm nâng cao sức cạnh tranh và đa dạng hóa mặt hàng thủy sản xuất khẩu, Bộ Thủy Sản đã đưa ra chiến lược phát triển sản xuất thủy sản xuất khẩu trong đó cá Rô Phi là một mặt hàng đáng quan tâm do đặc tính dễ nuôi và thị trường tiêu thụ loại cá này ngày càng mở rộng. Cụ thể: theo Thời Báo Kinh Tế Việt Nam (2005) Bộ Thủy Sản Việt Nam xác định cá Rô Phi sẽ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản, sẽ đưa 13.000 – 15.000 ha (tương đương 3% diện tích nước ngọt khu vực Tây Nam Bộ) vào nuôi cá Rô Phi để đạt 120.000 – 150.000 tấn, trong đó 2/3 dành cho xuất khẩu. Dự kiến đến năm 2010, Việt Nam có thể xuất khẩu được 200.000 tấn cá Rô Phi, khoảng 50% dành cho xuất khẩu. Trong đó cá ðiêu Hồng hay Rô Phi đỏ Oreochromis sp. Là một dòng trong giống Oreochromis được rất nhiều người tiêu dùng ưa thích do có màu sắc đỏ hồng đẹp, thịt thơm ngon. ðồng thời đây cũng là một đối tượng được nhiều người nuôi động thuỷ sản chọn lựa do có giá trị kinh tế cao, giá cả thị trường tương đối ổn định và có tiềm năng xuất khẩu lớn.
Cá ðiêu Hồng không chỉ góp phần thay đổi cơ cấu trong nuôi trồng thủy sản, ở vùng nông thôn nó góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện chất lượng bữa ăn. Cùng với xu hướng tăng tỷ trọng protein động vật trong bữa ăn, là những lo ngại về các sản phẩm có nguồn gốc từ gia súc – gia cầm. ðặc biệt sau dịch cúm gia cầm và lở mồm long mống ở gia súc
đã làm điêu đứng ngành chăn nuôi thì xu hướng đến với sản phẩm thủy sản của người tiêu dùng tăng.
Cá ðiêu Hồng xuất khẩu cần kích cỡ lớn khi thu hoạch, khoảng 0,6 –
1kg/con. Do đó giống nuôi phải là cá đơn tính toàn đực có chất lượng, có tỷ lệ đực trong quần đàn cao. Trước nhu cầu con giống ðiêu Hồng khoẻ mạnh, dễ nuôi, có tốc độ sinh trưởng nhanh, các nhà khoa học đã nghiên cứu sản xuất giống cá ðiêu Hồng toàn đực bằng nhiều phương pháp, trong đó phương pháp xửlý hormone 17α-Methyltestosterone (MT) để chuyển giới tính cá ðiêu Hồng làmột phương pháp được các nhà nghiên cứu và sản xuất sử dụng rộng rãi.
Vì vậy thông qua đề tài “so sánh tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, tỷ lệ chuyển đổi giới tính (toàn đực) cá ðiêu Hồng giữa hai phương pháp cho ăn vàngâm trong hormon 17α- methyltestosterone (MT), tại trại giống thuỷ sản BìnhThạnh, tỉnh An Giang.” ðể tìm hiểu thêm về việc chuyển đổi giới tính cho đối tượng trên, từ đó có thể phát huy tiềm năng phát triển cho nghề nuôi cá trong tương lai.
1.2. Mục đích đề tài
Thử nghiệm, so sánh tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống và tỉ lệ chuyển giới tính (toàn đực) trên cá ðiêu Hồng qua hai phương pháp cho ăn thức ăn có trộn 17 α- MT và ngâm với hormone 17α- MT.
So sánh giữa hai đối tượng cá ðiêu Hồng và cá Rô Phi dòng Gift về độ tăng trưởng, tỉ lệ sống và tỉ lệ chuyển giới tính (toàn đực) giữa hai phương phápcho ăn thức ăn có trộn 17 α- MT và ngâm với hormone 17α- MT. (do đề tài “sosánh tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, tỷ lệ chuyển đổi giới tính (toàn đực) cá Rô Phi dòng Gift giữa hai phương pháp cho ăn và ngâm trong hormon 17α- methyltestosterone (MT) tại trại giống thuỷ sản Bình Thạnh, tỉnh An Giang.”được sinh viên Võ La Mai Phương tiến hành cùng nơi, cùng lúc).ðề xuất kỹ thuật sản xuất giống cá Rô Phi đơn tính đực phục vụ cho nuôi thương phẩm.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Trên cơ sở thực nghiệm ương cá ðiêu Hồng từ giai đoạn cá bột (vừa hết noãn hoàng) đến 45 ngày tuổi, qua phân tích thống kê sinh học để so sánh tốc độtăng trưởng, tỉ lệ sống và tỉ lệ chuyển giới tính (toàn đực) trên cá ðiêu Hồng qua hai phương pháp cho ăn thức ăn có trộn 17 α- MT và ngâm với hormone 17α- MT nhằm đưa ra đề nghị thích hợp cho việc sản xuất con giống ðiêu Hồng có tỷlệ đực cao, tỷ lệ sống cao và tốc độ tăng trưởng nhanh.
1.4. Giới thiệu khái quát về Trại giống thủy sản Bình Thạnh
Trung Tâm Nghiên Cứu Sản Xuất Giống Thủy Sản An Giang là đơn vị trực thuộc Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn An Giang, được thành lập năm 1999. Gồm có 3 trại sản xuất giống trực thuộc: Trại Mỹ Thạnh, Trại Bình Thạnh và Trại Tân Hòa.
Năm 2000, được sự chấp nhận của UBND tỉnh An Giang về việc “ thành lập Trại thực nghiệm tôm giống xã Bình Thạnh” với diện tích 8,92 ha nhằm góp phần tích cực vào chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và An Giang nói riêng.
Trại thực nghiệm tôm giống xã Bình Thạnh nằm trên cồn Bà Hòa (giữa sông Hậu) là khu vực đất đang bồi, xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang với: ðông và Tây giáp đất ruộng, Nam giáp sông Hậu, Bắc giáp kênh thông ra sông Hậu. Sau đổi tên thành Trại giống thủy sản Bình Thạnh.
Với điều kiện tự nhiên: khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 4) là 37,20C và thấp nhất (tháng 1) là14,80C thích hợp cho sự phát triển thủy sinh vật nhiệt đới; nước ngọt quanh nămkhông bị nhiễm phèn, độ pH biến động từ 7-8.
Hiện tại đối tượng sản xuất chính: cá Rô Phi dòng Gift và ðiêu Hồng đơn tính toàn đực, cá Tra giống, Ếch giống Thái Lan, Tôm Càng Xanh.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 667
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 599
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 663
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 863
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 726
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 557
⬇ Lượt tải: 17