Mã tài liệu: 224004
Số trang: 43
Định dạng: doc
Dung lượng file: 411 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các loài gia súc thường được nuôi ở nước ta như: trâu, bò, dê, lợn thì lợn là loài gia súc cho thu hoạch nhanh nhất và đem lại giá trị kinh tế cao. Lợn là loài gia súc phàm ăn, dễ thuần tính. Do vậy nó rất thuận lợi cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng. Người nuôi lợn có thể tận dụng thức ăn thừa của người và các phụ phẩm nông – công nghiệp cho lợn ăn, giảm bớt chi phí.
Krông Bông – một huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk. Nền nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đã có từ lâu nhưng chưa thật sự phát triển. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhờ sự phát triển mạnh mẻ của ngành trồng trọt và ngành bảo quản chế biến nông sản trên địa bàn huyện ngành chăn nuôi đã có động lực để phát triển tương đối nhanh. Chăn nuôi lợn đã trở thành nhu cầu cải thiện đời sống không thể thiếu của người dân nơi đây. Nhất là đối với các hộ gia đình nghèo. Ở đây đã có nhiều phương thức chăn nuôi khác nhau như: trang trại, hộ gia đình, Chiếm một số lượng đáng kể là chăn nuôi gia đình.
Tuy nhiên hiệu quả chăn nuôi lợn chưa cao. Có thể là do nhiều nguyên nhân. Song, một trong những nguyên nhân có thể kể đến là tình trạng nhiễm ký sinh trùng. Nguy hiểm và gây nhiều thiệt hại như: làm cho lợn chậm lớn, còi cọc, tiêu tốn nhiều thức ăn, có thể tắc ruột, thủng ruột và chết là do nhiễm giun đũa lợn (Ascaris suum).
Mặt khác, ở Krông Bông, việc nghiên cứu để tìm ra biện pháp phòng trị giun đũa trên lợn một cách có hiệu quả thì tương đối ít.
Thế nên thực tế đặt ra một câu hỏi là lợn nuôi theo hộ gia đình ở Krông Bông có nhiễm giun đũa lợn hay không? Tỉ lệ và cường độ nhiễm là bao nhiêu? Làm thế nào để phòng, trị bệnh giun đũa lợn có hiệu quả, đảm bảo cho chăn nuôi phát triển bền vững. Đó là nhiệm vụ quan trọng của ngành thú y, của các nhà nghiên cứu. Xuất phát từ đòi hỏi đó tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Khảo sát tình hình nhiễm Ascaris suum trên lợn chăn nuôi gia đình tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk và biện pháp phòng, trị.”
+ Với mục đích:
Đề ra biện pháp phòng, trị bệnh giun đũa lợn một cách tốt nhất.
+ Mục tiêu:
- Khảo sát tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn theo các địa điểm, độ tuổi, giống lợn, tính biệt, phương thức chăn nuôi.
- Áp dụng biện pháp phòng, trị bệnh tại huyện Krông Bông.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 752
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 1660
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 671
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 642
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 546
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 651
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 930
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 903
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 16