Mã tài liệu: 71045
Số trang: 133
Định dạng: docx
Dung lượng file: 629 Kb
Chuyên mục: Luật ngân hàng
Trong những năm đầu của thế kỷ XXI trên thế giới đã xảy ra rất nhiều sự kiện đáng ghi nhớ ảnh hưởng mạnh mẽ đến Du lịch Việt Nam, cả thuận lợi cũng như khó khăn, thách thức. Năm 2003, ngành Du lịch đã chuẩn bị chu đáo cùng với cả nước đón Seagames 22 và ASEAN Paragames 2 với tư cách là Trưởng tiểu ban Hậu cần và dịch vụ công và thành viên Tiểu ban Tuyên truyền quảng bá góp phần không nhỏ vào thành công chung của sự kiện thể thao lớn nhất khu vực. Tuy nhiên, trong những năm qua, ngành Du lịch cũng đã trải qua nhiều thử thách cam go: chiến tranh Iraq, khủng bố và đe doạ khủng bố xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là bệnh dịch SARS và gần đây là dịch cúm gà đã ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp gây hậu quả nặng nề đến Du lịch Việt Nam. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ tích cực của các cấp, các ngành có liên quan, sự phấn đấu trưởng thành của đội ngũ cán bộ nhân viên ngành Du lịch, ngành Du lịch đã nỗ lực cùng cả nước khắc phục thành công hậu quả bệnh dịch SARS, cúm gà… và lấy lại nhịp độ tăng trưởng khá ấn tượng. Năm 2003, các thị trường trọng điểm được duy trì và tăng trưởng trở lại trong những tháng cuối năm như Trung Quốc với lượng khách tăng 25% so với cùng kỳ năm 2002, Mỹ tăng 11%, Đài Loan tăng 40%, Hàn Quốc tăng 71%... và cả năm đón được khoảng hơn 2,2 triệu lượt khách quốc tế và 13 triệu lượt khách nội địa, thu nhập du lịch đạt khoảng 20.000 tỷ đồng.
Trong sự phấn đấu để đạt được những kết quả đáng khâm phục này, bên cạnh sự nỗ lực của toàn ngành có sự đóng góp không nhỏ của các khách sạn. Các cơ sở lưu trú tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, các dịch vụ ngày càng được nâng cao và đa dạng hoá đáp ứng mọi nhu cầu của du khách. Kinh doanh khách sạn đã đảm bảo hiệu quả kinh tế, chính trị, an ninh, an toàn xã hội, đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh của toàn ngành và ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, với xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới cùng với chính sách mở trong nền kinh tế thị trường có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đã đặt ngành kinh tế nói chung và ngành Du lịch nói riêng trước sự cạnh tranh gay gắt. Các khách sạn lớn bé đua nhau xuất hiện, lượng phòng tăng đột biến gây mất cân đối giữa cung và cầu, công suất sử dụng buồng giảm dẫn đến sự cạnh tranh thiếu lành mạnh ở một số doanh nghiệp du lịch. Các khách sạn đua nhau hạ giá phòng và dịch vụ, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ, làm giảm tính hấp dẫn khách của các khách sạn, dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả.
Trong bối cảnh đó, để lấy lại sự hấp dẫn của khách sạn, lấy lại lòng tin của khách, thu hút khách cũng như để trụ vững trên thị trường, các doanh nghiệp cần am hiểu tường tận về khách hàng của mình cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai nhằm đưa ra các chiến lược và chính sách cụ thể, đúng đắn trong thu hút khách. Đòi hỏi cấp thiết này đúng với tất cả các doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam hiện nay trong đó có Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu đặc điểm thị trường khách và các biện pháp tăng cường khả năng thu hút khách.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn trong việc nghiên cứu khách lưu trú tại Công ty khách sạn du lịch Kim Liên căn cứ trên số liệu thực tế giai đoạn 2000-2003 và một số năm tới.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung vào việc hệ thống hóa một số khái niệm liên quan đồng thời nghiên cứu thực trạng thị trường khách tại Công ty khách sạn du lịch Kim Liên dựa trên các tiêu thức quy mô, cơ cấu, đặc điểm và tốc độ tăng trưởng của từng thị trường. Trên cơ sở đó đưa ra đánh giá những lợi thế và hạn chế, tìm ra nguyên nhân của tình trạng trên tạo cơ sở đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút khách của khách sạn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp tổng hợp phân tích, đối chiếu, so sánh và hệ thống tư liệu.
- Phương pháp khảo sát và điều tra thực tế.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia thành ba chương:
Chương 1. Những lý luận cơ bản về khách du lịch và biện pháp thu hút khách trong kinh doanh khách sạn.
Chương 2. Thực trạng nguồn khách và các biện pháp khai thác khách tại Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên.
Chương 3. Một số biện pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút khách của Công ty Khách sạn Du Lịch Kim Liên.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 575
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 648
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 606
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 795
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 1496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 1537
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 133
👁 Lượt xem: 856
⬇ Lượt tải: 16