Mã tài liệu: 83121
Số trang: 87
Định dạng: docx
Dung lượng file: 276 Kb
Chuyên mục: Luật ngân hàng
Cùng với thời gian và sự tiến bộ của xã hội loài người du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Du lịch được coi là một ngành “công nghiệp không khói”. Hiện nay, trên thế giới có hàng trăm triệu người đi du lịch và số người đi du lịch có khuynh hướng gia tăng. Du lịch Việt nam nằm trong “lòng chảo của vùng du lịch sôi động”. Du lịch Việt nam đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân góp phần tích cực thực hiện chính sách mở cửa thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của ngành kinh tế khác tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hoá xã hội giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
Việc kinh doanh khách sạn – du lịch đang và sẽ là mối quan tâm của nhiều người, nhiều cấp và của nhiều quốc gia. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đưa ngành du lịch Việt nam tiến kịp với các nước có nền công nghiệp du lịch phát triển trong vùng và trên thế giới đưa du lịch nước ta trở thành một ngành kinh tế quan trọng.
Song song với việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng quy mô hệ thống khách sạn du lịch, vấn đề chất lượng dịch vụ phải được quan tâm hàng đầu. Phải quản trị chất lượng có hiệu quả và chất lượng không tự phát, nó cần được quản trị có tổ chức, bài bản.
Có thể nói rằng quản trị chất lượng là vấn đề cần thiết đối với mọi doanh nghiệp đặc biệt là các khách sạn – du lịch . Hà Nội, một trung tâm chính trị văn hoá, kinh tế, khoa học kỹ thuật và giao dịch quốc tế của cả nước và cũng là nơi có nhiều tiểm năng, thế mạnh về du lịch: ngành du lịch thủ đô vài năm gần đây đã có bước đổi mới và phát triển nhanh về số lượng và chất lượng. Trên địa bàn Hà Nội, các khách sạn nhà hàng tư nhân và quốc doanh mọc lên như nấm. Song thực trạng chất lượng các trang thiết bị tiện nghi, chất lượng các sản phẩm dịch vụ, chất lượng phục vụ ở các khách sạn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Công tác quản trị chất lượng chưa được các khách sạn đề cập đúng mức dẫn đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn chưa cao. Vấn đề đặt ra là cần thiết phải có những giải pháp hằm nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Những vấn đề chung về quản trị lỗ hổng chất lượng khách sạn - du lịch
Chương 2: Thực trạng quản trị lỗ hổng chất lượng dịch vụ tại công ty khách sạn du lịch Kim Liên
Chương 3: Một số giải pháp nhằm quản trị lỗ hổng chất lượng dịch vụ tại công ty khách sạn du lịch Kim Liên
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 636
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 133
👁 Lượt xem: 859
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 650
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 649
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 725
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 1498
⬇ Lượt tải: 16