Mã tài liệu: 214944
Số trang: 27
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 296 Kb
Chuyên mục: Công nghệ thực phẩm
1. Tính cấp thiết của đề tài
Do nhu cầu tiêu dùng thịt lợn ngày càng cao và một phần để xuất
khẩu, hàng loạt các giống lợn có năng suất cao và chất lượng tốt đã được
nhập vào nước ta như Landrace, Large White, Duroc, vv. Việc sử dụng các
giống lợn cao sản nhập nội đã gây nên hiện tượng các giống địa phương ít
được quan tâm mặc dù chúng có một số đặc tính tốt. Trước thực tế này, đòi
hỏi cần có một chính sách phù hợp của Nhà nước đến việc lưu giữ các
giống lợn nội. Hơn nữa, khi điều kiện chăn nuôi trong nông hộ chưa tốt,
lợn nội cần được phát huy và khai thác nhằm nâng cao sản lượng thịt.
Móng Cái (MC) là giống lợn nội phổ biến nhất ở Việt Nam, đặc biệt ở
miền bắc. Nhờ sự hỗ trợ của chương trình lưu giữ quỹ gen, giống gốc và các
đề tài nghiên cứu khoa học đã xác định được 2 nhóm MC3000 có khả năng
sinh sản tốt nhất, đặc biệt số con sơ sinh sống/ổ cao và nhóm MC15 có khả
năng tăng khối lượng nhanh và tỷ lệ nạc cao của giống lợn nội Móng Cái.
Để góp phần vào bảo vệ sự đa dạng sinh học của lợn và tạo nguồn
nguyên liệu quý trong hệ thống lợn lai ở nước ta, đồng thời để giống lợn
Móng Cái có thể phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu của sản xuất, đặc biệt
cho các hộ chăn nuôi ở những nơi chưa có điều kiện tốt, 2 nhóm lợn này
cần được nghiên cứu nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng đàn lợn giống và
cung cấp đầy đủ lợn giống tốt cho sản xuất. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài:
ıNghiên cứu chọn lọc tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn
MC3000, khả năng tăng khối lượng và tỷ lệ nạc đối với nhóm lợn MC15ı.
2. Mục tiêu của đề tài
- Nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn MC3000.
- Nâng cao tính trạng tăng khối lượng và tỷ lệ nạc đối với nhóm lợn
MC15.
Sản phẩm và các kết quả đạt được trong nghiên cứu về 2 nhóm lợn
MC3000 và MC15 là nguyên liệu di truyền để tạo dòng Móng Cái cao sản, kết
hợp được những đặc điểm tốt vừa có số con sơ sinh sống/ổ cao của nhóm
MC3000, vừa có khả năng tăng khối lượng và tỷ lệ nạc cao của nhóm lợn MC15
góp phần xây dựng hệ thống giống lợn nội và lợn lai ngoại x nội ở miền Bắc
Việt Nam đạt năng suất cao, chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế lớn.
2
3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
3.1. ý nghĩa khoa học
Luận án cung cấp thêm các thông tin kỹ thuật về khả năng sinh sản, sinh
trưởng và chất lượng thân thịt của 2 nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15.
3.2. ý nghĩa thực tiễn
Chọn lọc được nhóm lợn Móng Cái MC3000 có khả năng sinh sản tốt
và nhóm MC15 có khả năng tăng khối lượng và tỷ lệ nạc cao góp phần nâng
cao hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn ở các tính phía Bắc, đặc biệt
đối với phương thức chăn nuôi trong nông hộ.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến một số tính trạng năng suất sinh
sản, sinh trưởng và chất lượng thân thịt của 2 nhóm lợn MC3000 và MC15.
- Xác định các tham số thống kê của các tính trạng cơ bản về sinh sản
của nhóm lợn MC3000, sinh trưởng và chất lượng thân thịt của nhóm lợn MC15.
- Xác định hệ số di truyền và giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh
sống/ổ của nhóm lợn MC3000, hệ số di truyền về tăng khối lượng và tỷ lệ
nạc của nhóm lợn MC15.
- Xác định hiệu quả chọn lọc và tiến bộ di truyền về số con sơ sinh
sống/ổ của nhóm lợn MC3000, tăng khối lượng và tỷ lệ nạc của nhóm lợn MC15.
- Chọn được nhóm lợn Móng Cái MC3000 có khả năng sinh sản tốt và
nhóm MC15 có khả năng tăng khối lượng và tỷ lệ nạc cao
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 208
👁 Lượt xem: 729
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16