Mã tài liệu: 214941
Số trang: 27
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 819 Kb
Chuyên mục: Công nghệ thực phẩm
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhu cầu về đạm của lúa biến đổi rất lớn do sự khác nhau về khả năng
cung cấp đạm của đất. Vì vậy, bón đạm theo số lượng và số lần định sẵn không
tránh khỏi khi thừa, khi thiếu đạm (Dobermann và cs., 2003; Nguyen, 2005). Để
tăng hiệu quả sử dụng đạm thì liều lượng và thời gian bón cần được xác định
dựa vào tình trạng dinh dưỡng đạm của lúa, vì hàm lượng đạm trong lá liên
quan chặt với khả năng quang hợp (Dobermann và cs., 2003). Sự sinh trưởng và
tình trạng dinh dưỡng đạm của lúa có thể sử dụng để dự đoán trước năng suất
và xác định lượng đạm cần bón ở giai đoạn làm đòng (Dobermann và cs., 2002;
Gislum và cs., 2005; Kim, 2004; Nguyen, 2005; Peng và cs., 2005).
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam có diện tích đất
trồng lúa là 70.800 ha. Trong những năm qua người dân không ngừng cố gắng
ứng dụng các tiến bộ mới như: giống, phân bón, phòng trừ dịnh hại nên năng
suất lúa tăng từ 38,7 tạ/ha (năm 2000) lên 46,3 tạ/ha (năm 2007). Tuy nhiên tỉnh
vẫn áp dụng một quy trình bón phân của Trung tâm Khuyến nông với liều
lượng và thời gian bón đạm cố định cho toàn bộ diện tích trồng lúa. Đây là một
trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng phân bón thấp. Để nâng
cao năng suất lúa và hiệu quả sử dụng đạm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi
trường chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bón đạm vào thời kỳ làm đòng
cho lúa vụ Xuân tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
1- Nghiên cứu xây dựng phương pháp bón đạm vào thời kỳ làm đòng trên
cơ sở đánh giá tình trạng dinh dưỡng đạm của lúa thông qua chỉ số diệp lục,
màu sắc lá và đường giới hạn đạm cho sinh trưởng tối ưu nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng đạm, hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa vụ Xuân ở Thái Nguyên.
2- Phổ triển phương pháp bón đạm vào thời kỳ làm đòng theo chỉ số diệp
lục, màu sắc lá trên diện rộng thông qua việc đánh giá hiệu quả trên đồng ruộng
nông dân và xây dựng mô hình sản xuất lúa áp dụng phương pháp bón đạm mới.
3. Bố cục của Luận án
Luận án có187 trang gồm: 4 trang mở đầu, 43 trang tổng quan tài liệu, 11
trang đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu; 75 trang kết quả nghiên
cứu và thảo luận; 2 trang kết luận và đề nghị; 1 trang các công trình khoa học đã
công bố, 17 trang tài liệu tham khảo; 34 trang phụ lục. Luận án có 37 bảng số
liệu và 15 hình vẽ.
2
4. Điểm mới của Đề tài Luận án
- Đề tài luận án đã xác định được hệ số và hiệu suất sử dụng đạm cho lúa
vụ Xuân ở từng giai đoạn sinh trưởng, trong đó bón đạm vào thời kỳ phân hoá
đòng cho hiệu quả sử dụng đạm cao nhất.
- Đã xác định được đường giới hạn đạm cho sinh trưởng tối ưu trong các
giai đoạn sinh trưởng của lúa vụ Xuân.
- Đã xây dựng quy trình kỹ thuật bón đạm cho lúa vụ Xuân tại Thái
Nguyên dựa trên chỉ số diệp lục và màu sắc lá
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 615
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 16