Mã tài liệu: 127992
Số trang: 147
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế lao động
Thành tựu của công cuộc đổi mới là một trong ba thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, hoàn thành chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH và bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việt Nam đã phá được thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tăng cường mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh. Kinh tế tăng tưởng, đời sống của nhân dân được cải thiện, vị thế Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế. Đất nước ta có được thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, là nhờ đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Trong 20 năm đổi mới (1986 - 2006), Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách thể hiện rõ sự đổi mới trong tư duy kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một chủ trương lớn của Đảng ta. Đây chính là một trong những nội dung quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế thời kỳ đẩy mạnh công hiện hoá, hiện đại hoá đất nước, với mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng, trong nhiều năm qua đã phát huy nội lực và thuận lợi, khắc phục mọi khó khăn, thách thức, từng bước thực hiện có hiệu quả chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực tiễn những năm qua đã chứng minh chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế khách quan, phù hợp sự phát triển không đồng đều của lực lượng sản xuất và phù hợp với lòng dân. Nhờ có chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà cơ cấu kinh tế có nhiều thay đổi và đạt kết quả to lớn, góp phần làm thay đổi bộ mặt địa phương, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần vào sự nghiệp chung: Xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Hà Nội, Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo và giao dịch quốc tế. Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi, nơi hội tụ nhiều tiềm năng cho sự phát triển so với nhiều thành phố khác. Vì vậy, Nghị quyết Bộ chính trị (15-12-2000) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô, giai đoạn 2001-2010, nhấn mạnh Hà Nội “là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế" [8, tr.3].
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 143
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 523
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 677
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 720
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 803
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 787
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 147
👁 Lượt xem: 659
⬇ Lượt tải: 18