Mã tài liệu: 127219
Số trang: 132
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế lao động
Tháng 12 năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới, mở ra bước ngoặt quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước ta. Từ đó đến nay Đảng Cộng sản Việt Nam luôn không ngừng bổ sung, phát triển và từng bước hoàn thiện đường lối đổi mới. Công cuộc đổi mới là một cuộc cách mạng mới mẻ, mỗi bước đi là một sự tìm kiếm và khám phá, đổi mới là phù hợp với xu thế của thời đại và yêu cầu tất yếu của đất nước, đáp ứng đúng nguyện vọng của nhân dân.
Trong bối cảnh hiện nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ (KH-CN), kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến mọi dân tộc, quốc gia. Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo đất nước thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Trong đó khẳng định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm. Coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp và nông thôn là nhiệm vụ hàng đầu, và chỉ rõ trọng điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH là vấn đề cốt lõi, là quy luật phát triển của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới, nhằm tiến kịp các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
Nền nông nghiệp Việt Nam trong những năm đổi mới từ năm 1986 đến nay đã từng bước chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo ra bước phát triển có tính đột phá trên lĩnh vực sản xuất hàng hóa, tác động mạnh đến phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ, các lĩnh vực chính trị - xã hội khác. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đúng hướng đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề bước sang thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH là yêu cầu không thể thiếu, tạo ra sự ổn định trong đời sống chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước.
Hải Dương là một tỉnh có tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên, đất đai và du lịch. Đồng thời, đây còn là mảnh đất "Địa linh nhân kiệt", có nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như: Côn Sơn - Kiếp Bạc, làng nghề truyền thống với những đặc sản nổi tiếng như bánh đậu xanh ở thành phố Hải Dương, vải thiều Thanh Hà, gốm Cậy - Bình Giang, gốm Chu Đậu - Nam sách,... Hải Dương còn nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
kết cấu đề tài:
Chương 1
Đảng Bộ Tỉnh Hải DƯƠNG Lãnh Đạo Thực Hiện Chuyển Dịch CƠ Cấu KINH Tế NÔNG Nghiệp trong những năm đầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1997 đến 2004
Chương 2
quá trình lãnh đạo thực hiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đảng bộ tỉnh hải dương từ 1997 đến 2004
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 147
👁 Lượt xem: 660
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 722
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 677
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 804
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 787
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 144
👁 Lượt xem: 292
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16