Mã tài liệu: 208146
Số trang: 83
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 880 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời nói đầu
Hội nhập khu vực và quốc tế đang là xu hướng chung của đại đa số các nước và cũng là xu hướng phù hợp với đường lối chính sách đối ngoại mà Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đã đề ra, bởi hơn lúc nào hết, nội dung kinh tế đang ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động đối ngoại. Quá trình hội nhập này rất đa dạng, nhưng lĩnh vực hội quan trọng và chủ đạo nhất chính là sự hội nhập về kinh tế – thương mại, bởi chính sách này góp phần lớn lao trong việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đưa Việt Nam trở thành một con rồng của Châu á và trên toàn thế giới.
Mở rộng quan hệ kinh tế – thương mại không hạn chế với một số quốc gia nào đó, mà cần chú trọng tới tất cả thị trường non trẻ khác, đặc biệt là các thị trường có cơ cấu, chất lượng và chủng loại hàng nhập khẩu tương đối phù hợp với trình độ sản xuất của các nhà cung cấp Việt Nam, trong đó điển hình là thị trường ấn Độ. Tuy không được các nhà kinh tế và các nhà phân tích chú trọng, nhưng ấn Độ thực sự là một tiềm năng lớn cần được nhìn nhận và nghiên cứu nghiêm túc để có những giải pháp đúng đắn trong việc thúc đẩy mối quan hệ kinh tế thương mại song phương. Là một trong những nước có diện tích cũng như dân số xếp vào loại hàng đầu thế giới, ấn Độ thực sự là một thị trường đầy hứa hẹn cho phát triển và giao lưu kinh tế – thương mại. Không những thế, ấn Độ còn có một nền nông nghiệp lâu đời và phát triển rực rỡ, cùng một nền công nghiệp đa dạng, tuy còn non trẻ nhưng đầy tính ưu việt.
Thực ra, giữa Việt Nam và ấn Độ vốn có một mối quan hệ nhiều mặt trong một thời gian khá dài, nhưng chỉ dừng lại ở mối quan hệ chính trị là chủ yếu, nội dung kinh tế – thương mại còn mờ nhạt. Tuy nhiên, những năm gần đây, đặc biệt là từ sau công cuộc đổi mới năm 1986 của Việt Nam, mối quan hệ này đã được nâng lên một tầm cao mới, được cải thiện đáng kể về chất lượng và quy mô, và điểm đáng lưu ý là đã có những chuyển biến đáng kể về quan hệ kinh tế – thương mại.
Với những lý do trên, tác giả đã chọn viết khóa luận với đề tài: “Thị trường ấn Độ và mối quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam – ấn Độ”. Đề tài tập trung vào việc đánh giá nghiêm túc thực trạng quan hệ thương mại giữa hai nước, làm phong phú thêm hiểu biết về nền kinh tế ấn Độ, củng cố mối quan hệ đã có và đồng thời đề ra giải pháp thúc đẩy, mở rộng về chất lượng mối quan hệ này. Trong quá trình thực hiện đề tài này tác giả đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp phân tích tổng hợp nhằm giới thiệu tổng quát quá trình hoạt động và hợp tác thương mại giữa Việt Nam và ấn Độ, chủ yếu trong thời gian từ sau đổi mới của Việt Nam.
Với mục đích nêu trên, khóa luận tốt nghiệp này sẽ bao gồm các nội dung như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của mối quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam – ấn Độ
Chương 2: Thực trạng mối quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam – ấn Độ những năm gần đây
Chương 3: Một số giải pháp phát triển của mối quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam – ấn Độ thời gian tới
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 3324
⬇ Lượt tải: 28
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 545
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16