Mã tài liệu: 209555
Số trang: 101
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 946 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời nói đầu
Khu vực hoá cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là một trong những xu thế chủ yếu nhất chi phối sự vận động và phát triển của thế giới ngày nay. Mọi quốc gia trên thế giới ngày càng ý thức sâu sắc được rằng khu vực hoá và hội nhập kinh tế ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế - chính trị - xã hội của toàn bộ cộng đồng quốc tế nói chung và tới từng quốc gia nói riêng. Chính vì vậy hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng không nằm ngoài quy luật và ít nhất là thành viên của một tổ chức khu vực nhất định. Đối với các nước Đông á và Tây Âu điều này cũng không ngoại lệ. Đáng nói hơn, các quốc gia này lại cùng là thành viên của Hội nghị Cấp cao á-Âu (ASEM). Tham gia vào tiến trình ASEM, các quốc gia này không chỉ có cơ hội chia xẻ những hiểu biết về văn hoá-xã hội của đất nước mình với các nước thành viên khác mà còn giúp thúc đẩy phát triển kinh tế của các quốc gia thành viên. Tiến trình ASEM mới đi vào hoạt động chưa đầy một thập kỷ, chính vì vậy ngoài những cơ hội và tiềm năng to lớn mà ASEM đem lại cho mỗi quốc gia, tiến trình này vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Là một quốc gia đang phát triển và là thành viên sáng lập của ASEM, Việt Nam đã và đang tham gia một cách tích cực vào tiến trình ASEM, góp phần xử lý các vấn đề đặt ra trong hợp tác á-Âu, trên cơ sở đó góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau của hai châu lục, thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hoá, giáo dục. Việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới nói chung và tham gia vào ASEM nói riêng là một vấn đề vô cùng bức thiết không chỉ về mặt thực tiễn mà còn về mặt lý luận, nhận thức. Những giải pháp thúc đẩy tiến trình ASEM đối với Việt Nam là một câu hỏi làm trăn trở không chỉ các chính trị gia, các nhà văn hoá mà còn cả các nhà kinh tế học. Chủ động tham gia và thúc đẩy tiến trình ASEM là cách để Việt Nam thực hiện được các mục tiêu về kinh tế-văn hoá-xã hội nói riêng và mục tiêu tổng thể về công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước của Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.
Trong thời gian gần đây đã có không ít những nghiên cứu, ý kiến đánh giá về khu vực hoá, các mô hình khu vực hoá như ASEM và hội nhập kinh tế khu vực của Việt Nam. Tuy nhiên, đó thường là những nghiên cứu sâu, chi tiết về các vấn đề riêng lẻ mà ít có những nghiên cứu mang sâu chuỗi, liên kết lôgic về các vấn đề này. Do đó, để có được một cách nhìn tương đối tổng quát, tác giả chọn viết Khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “Vấn đề khu vực hoá-Mối quan hệ hợp tác á-Âu (ASEM) và Việt Nam trong tiến trình ASEM”.
Nội dung của khoá luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương sau:
– Chương 1. Tổng quan về hội nhập kinh tế khu vực
– Chương 2. ASEM và vai trò của tiến trình ASEM trong việc thúc đẩy mối quan hệ á-Âu
– Chương 3. Việt Nam trong tiến trình ASEM
Thực hiện nội dung trên, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thống kê, so sánh, đối chiếu, tổng hợp và phân tích để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 3324
⬇ Lượt tải: 28
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 1087
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 19