Mã tài liệu: 295650
Số trang: 69
Định dạng: rar
Dung lượng file: 765 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Mục lục
Lời mở đầu ……1
Chương I: Cơ sở của mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore ……4
I.Cơ sở về điều kiện tự nhiên 4
1.Vị trí địa lý, địa hình 4
2. Khí hậu, đất đai 5
II. Cơ sở về điều kiện chính trị- xã hội 6
1. Dân cư, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ 6
2. Nhà nước và chính trị 8
III. Cơ sở về điều kiện kinh tế 10
1. Kinh tế Singapore 10
2. Kinh tế Việt Nam 18
Chương II: Thực trạng mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore ……25
I. Lịch sử phát triển mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore 25
II.Thực trạng mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore
1.Quan hệ thương mại Việt Nam-Singapore 31
1.1 Kim nghạch xuất nhập khẩu 31
1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu 36
2. Quan hệ đầu tư của Singapore vào Việt Nam 44
2.1 Thực trạng quan hệ đầu tư 44
2.2 Hình thức đầu tư 47
2.3 Lĩnh vực đầu tư 50
III. Đánh giá quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore 53
Những thuận lợi của mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore
Những khó khăn của mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore…
Chương III: Triển vọng và những giải pháp thúc đẩy mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore ……62
1. Triển vọng mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore..62
2. Kiến nghị một số giải pháp thúc đẩy mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore…
Kết luận ……75
Phụ lục ……76
Tài liệu tham khảo
LỜI MỞ ĐẦU
Chưa đầy 20 năm sau công cuộc đổi mới (1986), Đảng và nhà nước ta đã lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi khó khăn, trở ngại đưa nước ta dần dần đi vào ổn định chính trị, xã hội, phát triển kinh tế và hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.
Về mặt đối ngoại, Đảng ta tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ đối ngoại với phương châm “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới”. Chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia lớn nhỏ trong khu vực cũng như ngoài khu vực đặc biệt là tăng cường quan hệ với các nước láng giềng trong khối asean trong đó có Singapore.
Trên thực tế, Singapore có quan hệ rất sớm với Việt Nam. Ngay từ đầu những năm 90s, mối quan hệ giữa hai nước đã tiến triển đáng kể cùng với sự phát triển chung của tình hình khu vực và thế giới. Từ đó tới nay Singapore luôn là một trong các bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Singapore đã khẳng định tầm quan trọng của mình trong mối quan hệ hợp tác với Việt Nam. Và mối quan hệ hữu nghị hợp tác về kinh tế- thương mại giữa Việt Nam và Singapore ngày càng lớn mạnh. Việt Nam có thể tìm thấy ở Singapore những sản phẩm của nghành công nghệ tiên tiến như máy móc, thiết bị, điện tử, linh kiện ô tô, xe máy đồng thời có thể xuất sang Singapore những mặt hàng là thế mạnh của mình như hàng nông sản, thuỷ sản, lao động…. Trong lĩnh vực đầu tư, Singapore đã và đang vươn lên đứng đầu danh sách các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Vậy làm sao để tiếp tục thu hút vốn đầu tư ấy là điều mà Việt Nam phải quan tâm. Và làm cách nào để thúc đẩy mối quan hệ ấy.
Việc lựa chọn đề tài “Mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore” làm đề tài khoá luận, một mặt em muốn tìm hiểu thêm về quốc đảo láng giềng này, mặt khác đánh giá những thuận lợi cũng như khó khăn của mối quan hệ này để từ đó cùng độc giả bàn luận một số giải pháp khắc phục nó nhằm giúp cho mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore ngày càng tốt đẹp hơn.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào hai lĩnh vực cơ bản nhất trong mối quan hệ giữa hai nước, đó là: quan hệ thương mại và quan hệ đầu tư. Phạm vi nghiên cứu đề cập đến hiện trạng, triển vọng và một số giải pháp nâng cao mối quan hệ ấy.
Luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở của mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore
Chương II: Thực trạng mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore
Chương III: Triển vọng và những giải pháp thúc đẩy mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore
Với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, chon lọc, phân tích, tổng hợp, đánh giá thông tin dữ liệu, luận văn này mong muốn mang đến bạn đọc ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
Do khuôn khổ hạn hẹp của đề tài cũng như hạn chế của tác giả, luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của bạn đọc.
Luận văn này hoàn thành được là nhờ có sự đóng góp của thầy cô, gia đình, bạn bè và các tổ chức có liên quan. Do vậy trước hết em xin chân thành cảm ơn Thạc Sỹ- Nguyễn Kim Thu đã rất nhiệt tình trực tiếp hướng dẫn, đánh giá góp ý kiến bổ ích để em có thể hoàn thành luận văn này. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn Đại Sứ Quán Singapore, Bộ kế hoạch và đầu tư, Tổng cục thống kê và phòng thương mại Việt Nam, Vụ Châu á Thái Bình Dương đã cung cấp những tài liệu cần thiết để luận văn mang tính xác thực và thiết thực hơn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 734
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 297
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 301
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 3325
⬇ Lượt tải: 28
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 593
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16