Mã tài liệu: 209567
Số trang: 85
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 898 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài
Trong thế giới ngày nay, không một quốc gia nào có thể tách rời khỏi quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ. Để hoà nhập với xu hướng chung này của các nước trên thế giới cũng như trong khu vực, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế, thương mại, nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Chính sách đó được Đảng và Nhà nước từng bước thực hiện trong nhiều năm qua và cho đến nay đã đạt được những thành tựu to lớn, trong đó có việc ký kết Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Sự kiện này không chỉ đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình bình thường hoá hoàn toàn quan hệ giữa hai nước mà còn mở đường cho Việt Nam tiếp tục hội nhập kinh tế, mà cụ thể là việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Trong khi đó Hoa Kỳ từ trước đến nay được toàn thế giới biết đến như là một siêu cường quốc về mặt kinh tế cũng như chính trị, đồng thời là một thị trường hết sức rộng lớn, đa dạng và vô cùng hấp dẫn. Vì vậy trong chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam, quan hệ với Hoa Kỳ luôn được giành một vị trí ưu tiên đặc biệt. Sau những nỗ lực từ hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ, Hiệp định thương mại giữa hai nước đã được ký kết và chính thức có hiệu lực. Đây có lẽ là sự kiện được mong chờ nhất trong thập kỷ qua. Hiệp định thương Việt- Mỹ đi vào thực thi đã mở ra triển vọng to lớn thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước, đặc biệt mở ra một thị trường khổng lồ cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Do vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu nội dung chủ yếu của Hiệp định và bước đầu đánh giá tác động của Hiệp định thương mại đến quan hệ thương mại giữa hai nước để từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm tận dụng tất cả những cơ hội mà hiệp định đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như hạn chế những tác động tiêu cực mà Hiệp định mang lại là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Đó chính là lý do người viết chọn đề tài “Tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ đến quan hệ thương mại giữa hai nước” cho khoá luận của mình.
Mục đích nghiên cứu
- Khoá luận này tập trung hệ thống hoá một số vấn đề trong chính sách xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ, phân tích nội dung cơ bản của Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, từ đó bước đầu góp phần trang bị cho các doanh nghiệp Việt Nam một hành trang cần thiết trước khi xâm nhập vào khu vực thị trường đầy sức hấp dẫn này.
- Đánh giá thực trạng quan hệ ngoại thương giữa hai nước qua từng thời kỳ, đặc biệt phân tích những tác động bước đầu sau khi Hiệp định có hiệu lực nhằm nêu bật những khó khăn, thuận lợi, những bất cập, cản trở trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Từ đó các doanh nghiệp có thể rút kinh nghiệm cho quá trình thực hiện Hiệp định thương mại cũng như cho cả quá trình hội nhập kinh tế trong tương lai.
- Đề xuất những biện pháp và chính sách cụ thể mang tính chất vi mô và vĩ mô nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của Khoá luận chủ yếu là quan hệ thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trước và sau khi Hiệp định được ký kết. Cụ thể, khoá luận sẽ đi sâu phân tích thực trạng quan hệ thương mại giữa hai nước qua từng thời kỳ cụ thể, đặc biệt đi sâu phân tích những chuyển biến trong mối quan hệ thương mại sau khi Hiệp định được ký kết và chính thức có hiệu lực.
- Đề tài tập trung vào quan hệ thương mại hàng hoá hữu hình, cụ thể là các chính sách xuất nhập khẩu cho các mặt hàng mang tính chất hữu hình chứ không nghiên cứu chính sách về đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ . Do giới hạn của thời gian nghiên cứu cũng như phạm vi của một khoá luận, người viết cũng không phân tích cụ thể và chi tiết nội dung của Hiệp định, chỉ nêu và phân tích sâu những nội dung quan trọng có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu.
Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài này được xây dựng dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đường lối phát triển và tiến trình hội nhập kinh tế. Bên cạnh đó người viết cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: phân tích, thống kê, hệ thống hoá và diễn giải.
Bố cục của khoá luận
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khoá luận được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trước khi ký hiệp định
Chương 2: Quan hệ thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ sau khi Hiệp định thương mại được ký kết
Chương 3: Các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 188
👁 Lượt xem: 638
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16