Mã tài liệu: 300503
Số trang: 65
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 3,799 Kb
Chuyên mục: Vật lý
MS: LVVL-VLNT005
SỐ TRANG: 65
NGÀNH: VẬT LÝ
CHUYÊN NGÀNH: VẬT LÝ NGUYÊN TỬ, HẠT NHÂN VÀ NĂNG LƯỢNG CAO
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2010
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Các hoạt động của con người (Công nghiệp hóa, đô thị hóa, thăm dò, khai thác, chế biến tài
nguyên thiên nhiên...) ngày càng tác động mạnh mẽ đến môi trường. Vì thế mối quan tâm của Khoa
học và Công nghệ trong nghiên cứu và kiểm soát chất lượng môi trường ngày càng lớn. Phóng xạ
môi trường là một trong những chỉ số chất lượng môi trường quan trọng, được xã hội đặc biệt quan
tâm vì những tác động của tia phóng xạ lên cơ thể tuy không nhận biết được bằng các giác quan
nhưng rất phức tạp, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho con
người.
Nghiên cứu, kiểm soát phóng xạ môi trường bắt đầu bằng việc xác định hoạt độ của các
nguyên tố phóng xạ tự nhiên và nhân tạo trên một vùng quan tâm. Dựa trên các số liệu đo đạc,
chúng ta có thể xây dựng một bản đồ phóng xạ của vùng.
Trong các nguyên tố phóng xạ tự nhiên, khí radon là sản phẩm con cháu trong chuỗi phân rã
của radi và thori đặc biệt nguy hiểm. Khí radon có thể theo đường hô hấp đi vào trong cơ thể con
người, đặc biệt radon lại phân rã alpha nên mối nguy hiểm là rất lớn. Khi chúng ta hít phải radon và
các hạt nhân con của nó, một số phân rã phóng xạ sẽ xảy ra trong phổi chúng ta. Các hạt alpha được
sinh ra có thể gây tổn hại đến mô phổi. Tổn hại như thế có thể dẫn đến ung thư phổi.
Một số ca chết người trong hầm mỏ hay một số vùng miền có nhiều người bị bệnh ung thư
phổi đều có thể do khí phóng xạ radon gây ra. Việc đánh giá nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ phần lớn
dựa trên bằng chứng về tỷ lệ mắc phải ung thư phổi trong số các công nhân mỏ Uranium trong quá
khứ. Dựa trên bằng chứng đó, các hệ số rủi ro được ước tính, chúng cho mối liên hệ giữa nguy cơ
phát triển ung thư phổi với nồng độ radon trong không khí. Các kết quả cho thấy nếu một triệu
người bị chiếu xạ trong một năm bởi radon trong không khí với nồng độ 1 Bq/m3
trong nhà, một
hoặc hai người trong số họ có thể chắc rằng cuối cùng sẽ chết vì ung thư phổi do phóng xạ gây ra
.
Radon có thể hiện diện trong những ngôi nhà mới xây do có nguồn gốc từ vật liệu xây dựng,
hay cả những ngôi nhà cũ do thoát ra từ khe nứt nền nhà. Đặc biệt là những ngôi nhà kín gió hay
trong các tầng hầm, nồng độ radon có thể rất cao, nhiều hơn hẳn ngoài trời do hiệu ứng bẫy radon.
Mặc dù vậy vấn đề phóng xạ môi trường hiện vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu đầy đủ tại Việt
Nam, đặc biệt là vấn đề khí phóng xạ radon. Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Khảo sát khí Radon trong
nhà, khu vực đô thị Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Luận
văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm các chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết.
Chương 2: Thực nghiệm xác định nồng độ radon trong nhà.
Chương 3: Kết quả và thảo luận.
Luận văn được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 10/2009 đến tháng 7/2010.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Góp phần nâng cao hiểu biết về tri thức vật lí hạt nhân, làm quen với vật lí hạt nhân thực
nghiệm và cách triển khai ứng dụng công nghệ hạt nhân trong thực tiễn.
- Cho biết nồng độ radon trong nhà ở tại các điểm khảo sát ở khu vực Thị xã Thủ Dầu Một -
Tỉnh Bình Dương.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là radon trong nhà ở Thị xã Thủ Dầu Một và các vấn đề kĩ
thuật chuyên môn liên quan đến đo hoạt độ phóng xạ radon.
4. Phạm vi nghiên cứu
Việc xây dựng bản đồ phóng xạ đòi hỏi yêu cầu cao về thời gian, kinh phí, thiết bị và nhân
lực nên đề tài này chỉ tập trung tại thị xã Thủ Dầu Một, nơi có hệ thống giao thông phát triển và mật
độ dân cư đông.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu khí phóng xạ radon và những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người; tình
hình nghiên cứu trong và ngoài nước.
- Tìm hiểu cách sử dụng và quy trình đo đối với phương pháp đo bằng detector vết CR39 và
máy RAD7.
- Khảo sát đặc điểm tự nhiên, môi trường Thị xã Thủ Dầu Một - tỉnh Bình Dương.
- Tiến hành đo đạc nồng radon bằng detector CR39 và đo một số điểm với máy RAD7.
- Thu thập, lưu trữ, xử lí dữ liệu và biểu diễn kết quả.
- Phân tích, đánh giá kết quả.
6. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Bổ sung thêm cho bộ số liệu về phóng xạ môi trường nói chung và khí radon phóng xạ nói
riêng của Tỉnh Bình Dương. Từ đó góp phần xây dựng được một bộ số liệu về mức phóng xạ radon
trong nhà và môi trường hàng năm của tỉnh Bình Dương.
- Từ kết quả đo đạc được, có thể đưa ra những đánh giá và giải pháp đối với những địa điểm
có nồng độ cao.
- Xác định nồng độ khí radon trong nhà để làm nền tảng phục vụ cho việc tính toán phơi
nhiễm, đánh giá rủi ro sức khỏe cho người dân khu vực Thị xã Thủ Dầu Một sau này.
- Đánh giá được mối tương quan giữa phương pháp đo bằng CR39 và đo bằng RAD7.
- Ngoài ra, thành công của đề tài cũng sẽ trực tiếp góp phần xác lập giải pháp hữu hiệu trong
việc đo nồng độ radon bằng phương pháp detector vết CR39 tại Việt Nam.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí thuyết: Tra cứu những vấn đề quan tâm trong tài liệu, trong sách, các luận
văn, bài báo khoa học, giáo trình, các trang web trên internet có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu thực nghiệm: tìm hiểu quy trình và tiến hành thực nghiệm đo nồng độ radon.
- Xử lí số liệu: Sử dụng các phần mềm để xử lí, lưu trữ và biểu diễn số liệu đo đạc.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Sau khi xử lí số liệu, rút ra nhận xét, phân tích kết quả.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 688
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 143
👁 Lượt xem: 670
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 623
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 834
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 182
👁 Lượt xem: 940
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 930
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 835
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 795
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 771
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 666
⬇ Lượt tải: 16