Mã tài liệu: 300580
Số trang: 88
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 3,536 Kb
Chuyên mục: Vật lý
MS: LVVL-VLNT013
SỐ TRANG: 88
NGÀNH: VẬT LÝ
CHUYÊN NGÀNH: VẬT LÝ NGUYÊN TỬ, HẠT NHÂN VÀ NĂNG LƯỢNG CAO
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2010
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
Trong thời gian gần đây, mọi người đều rất quan tâm đến hoạt độ phóng xạ tự nhiên có
trong các nhóm vật liệu xây dựng. Trong đó xi măng là thành phần chủ yếu và chiếm phần lớn trong
vật liệu dùng để xây dựng. Vậy xi măng được tạo thành từ đâu?
Xi măng phần lớn được chế tạo từ đất, đá lấy từ bề mặt của Trái đất, mà Trái đất được hình
hành từ nhiều nguyên tố khác nhau, trong đó có các nguyên tố phóng xạ, các nguyên tố này phân bố
rộng khắp các quyển của Trái đất như: thạch quyển, địa quyển, thủy quyển, khí quyển và sinh
quyển. Nguyên tố phóng xạ tự nhiên có rất sớm, có thể cùng tuổi với vũ trụ. Các chất phóng xạ tự
nhiên này gồm các hạt nhân trong các chuỗi uranium (U), thorium (Th) và các hạt nhân kali–40. Vì
thế mà xi măng cũng chứa một lượng phóng xạ tự nhiên nhất định.
Với nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng cao thì vấn đề xây dựng nhà cửa được quan
tâm đúng mức. Khi con người sống trong ngôi nhà thì nó trở thành một “chiếc hộp” chắn phần lớn
các tia bức xạ từ bên ngoài chiếu vào. Nhưng do bản thân vật liệu xây dựng cũng chứa phóng xạ nên
ngôi nhà chúng ta lại chính là một nguồn phóng xạ mà lâu nay chúng ta chưa quan tâm tới. Hơn nữa
thời gian của chúng ta sống trong nhà (ăn, ở, ngủ, làm việc, sinh hoạt) chiếm tới 80% thời lượng 24
giờ của ngày nên ảnh hưởng của phóng xạ do VLXD gây ra cũng cần phải quan tâm hơn. Do đó liều
chiếu ngoài và chiếu trong đối với con người chủ yếu do vật liệu xây dựng gây nên. Vấn đề cần đặt
ra là trong vật liệu dùng để xây dựng mức phóng xạ nào là nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của
con người? Điều này Thế giới đã nghiên cứu nhiều, nhưng đối với Việt Nam thì vấn đề này còn khá
mới và cho đến năm 2006, vấn đề này mới thực sự được quan tâm và đi sâu vào nghiên cứu. Tiếp
theo đó năm 2007, Bộ xây dựng đã có quyết định về việc ban hành tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TCXDVN 397:2007 “Hoạt độ phóng xạ tự nhiên của vật liệu xây dựng. Mức an toàn trong sử dụng
và phương pháp thử”. Phóng xạ trong vật liệu xây dựng chủ yếu là kali, uranium, thorium và các hạt
nhân con được tạo thành từ chuỗi phân rã phóng xạ của chúng, trong đó quan trọng nhất là radium
(Ra-226). Sự có mặt của Ra-226 trong vật liệu xây dựng gây nên một liều chiếu cho những người
sống trong nhà bởi việc hít thở khí radon phân rã từ radium và thoát ra từ vật liệu xây dựng vào
không khí trong nhà. Sự tác động này gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con
người, đặc biệt là làm gia tăng tỷ lệ ung thư phổi.
Với lý do trên mà tôi chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình là “Khảo sát độ phóng
xạ trong xi măng dùng làm vật liệu xây dựng khu vực thành phố Hồ Chí Minh” nhằm:
+ Xác định hoạt độ phóng xạ tự nhiên trong một vài nhóm xi măng thương mại tại khu vực
thành phố Hồ Chí Minh phục vụ cho việc giám sát về mặt kỹ thuật theo TCXDVN 397: 2007. + Đưa ra các kiến nghị cần thiết cho các nhà sản xuất xi măng và người tiêu dùng.
Phương pháp thực hiện luận văn là xác định độ phóng xạ tự nhiên của xi măng bằng phổ kế
gamma và sau đó đánh giá nguyên nhân gây ra độ phóng xạ trong xi măng.
Đề tài: “Khảo sát độ phóng xạ trong xi măng dùng làm vật liệu xây dựng khu vực thành
phố Hồ Chí Minh” được thực hiện với 42 mẫu xi măng khác nhau. Sau đó đánh giá các chỉ số
Index phóng xạ, liều hấp thụ trung bình hàng năm, hoạt độ Ra tương đương…
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Do phóng xạ tự nhiên ảnh hưởng đến sức khỏe của con người xuất phát chủ yếu từ vật liệu
xây dựng trong đó xi măng là vật liệu hiện nay con người tiếp xúc trực tiếp nhiều cho nên đối tượng
nghiên cứu của luận văn này là xi măng được thu thập tại các cửa hàng vật liệu xây dựng ở thành
phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu là dùng hệ phổ kế gamma phông thấp tại trung tâm hạt nhân thành
phố Hồ Chí Minh trên cơ sở lý thuyết về tương tác của tia gamma với vật chất.
Bố cục của luận văn
Luận văn đuợc trình bày theo 3 chương:
Chương 1 là phần trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu: nguồn gốc phóng xạ, những ảnh
hưởng của radon đến sức khỏe con người, radon trong vật liệu xây dựng và tổng quan tình hình
nghiên cứu trong và ngoài nước.
Chương 2 là phần thực nghiệm: nêu đối tượng, các phương pháp nghiên cứu và lí do chọn
phương pháp dùng hệ phổ kế gamma phông thấp. Bên cạnh đó, còn trình bày về cấu tạo, những đặc
trưng của hệ phổ kế gamma phông thấp của Trung tâm hạt nhân TP HCM và các đồng vị phóng xạ
quan tâm. Đặc biệt, chương này còn trình bày về quá trình thu thập mẩu, xử lí, đo mẩu và tính toán
hoạt độ các nhân phóng xạ quan tâm trong mẫu.
Chương 3 là phần kết quả nghiên cứu và biện luận: trình bày các kết quả định tính và định
lượng hoạt độ phóng xạ của 42 mẫu xi măng thông qua việc xử lý phổ gamma. Biện luận và so
sánh kết quả này với một số kết quả của các nghiên cứu khác.
Phần kết luận đưa ra những nhận xét tổng quát rút ra từ kết quả của quá trình nghiên cứu
cùng đề xuất của tác giả về một số nguyên tắc bảo vệ an toàn phóng xạ có liên quan đến phóng xạ tự
nhiên trong xi măng.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 143
👁 Lượt xem: 670
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 182
👁 Lượt xem: 940
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 665
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 727
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 1475
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 623
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 834
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 771
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 688
⬇ Lượt tải: 16