Mã tài liệu: 299709
Số trang: 0
Định dạng: rar
Dung lượng file: 545 Kb
Chuyên mục: Sinh học
Ngành thủy sản thế giới và nước ta đang có những bước phát triển nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực như kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật khai thác thủy sản, quản lý môi trường - nguồn lợi thủy sản, quản lý dịch bệnh thủy sản, công nghệ sinh học ứng dụng trong thủy sản và chế biến thủy sản. Ngành thủy sản đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thủy sản của cả nước, chiếm trên 80% tổng diện tích nuôi và sản lượng nuôi của cả nước.
Vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả nước nói chung và của TP nói riêng đang tạo nhiều lo lắng cho người dân. Thực chất, nhiều sự kiện như việc tiếp tục sử dụng những hoá chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến, bảo quản sản phẩm thủy sản,và việc sản xuất một số sản phẩm kém chất lượng. Gần đây một số vấn đề liên quan đến quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, sự khác biệt giữa các kết quả phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm vừa gây không ít khó khăn cho người sản xuất vừa tạo thêm lo lắng cho người tiêu dùng trong khi chúng ta đang cố gắng tạo những ưu thế về nhiều mặt để có nhiều lợi thế nhất với cương vị l một thành viên bình đẳng của WTO.
Theo hệ thống cảnh báo và thông báo của Châu Âu, năm 2004, trong số hàng thực phẩm Việt Nam xuất sang châu Âu, có 59 lô không đạt chất lượng (Việt Nam xếp thứ 13 trongsố các nước bị cảnh báo), con số nầy là 124 vàViệt Nam xếp thứ 7 trong năm 2005. Trong 6 tháng đầu năm 2007, nhiều lô hàng nông thủy sản xuất khẩu bị Hoa kỳ, Canada, Nhật, Nga, Singapore từ chối. Những sự kiện ấy phản ánh phần nào những tồn đọng, bất cập trong sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong khi đó đã vào WTO thì phải chấp nhận cạnh tranh khốc liệt về chất lượng ngay cả trên sân nhà.
Đặc biệt về phía người tiêu dùng, ở các nước phát triển, họ rất quan tâm đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng thực phẩm, do đó tạo được sức ép rất lớn trên nhà sản xuất cũng như nhà quản lý. Người tiêu dùng Việt Nam chắc chắn cũng có yêu cầu bức xúc về chất lượng hàng hóa, tuy nhiên do cuộc sống nói chung cũng còn không ít khó khăn cho nên yêu cầu về chất lượng vẫn chưa đủ mạnh để có thể tạo sức ép hữu hiệu trên sản xuất cũng như trên quản lý. Tuy nhiên đó vẫn là những quan tâm hang đầu của các bà nội trợ.
Vấn đề then chốt là làm thế nào quản lý được tốt chất lượng nông thủy sản thực phẩm Việt Nam không nhiễm vi sinh, không chứa hóa chất bị cấm, hóa chất ngoài danh mục cho phép, hay bị nhiễm hóa chất quá giới hạn cho phép hầu nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, đóng góp được phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Việc kiểm tra chất lượng thủy sản vẫn con gặp nhiều hạn chế do số phòng thử nghiệm có trình độ và kinh nghiệm còn ít và việc mở rộng hoạt động kiểm nghiệm đánh giá, chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước chưa thật phổ biến.
--------------------------------------------------
MỤC LỤC
I.LỜI MỞ ĐẦU
II.PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU
1.Mục đích và yêu cầu
2.Thủ tục lấy mẫu và quản lý mẫu
2.1. Trách nhiệm của người phụ trách phòng thí nghiệm
2.2. Trách nhiệm của người lấy mẫu
2.3. Quy định lấy mẫu
III. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA NHANH
1.Kiểm tra hàm lượng Urê trong thủy sản
2.Kiểm nhanh dư lượng Chloramphenicol
3.Phân tích thủy ngân bằng phương pháp CV-AAS
4. Nguyên tắc kỹ thuật nguyên hóa không ngọn lửa
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
1. Phương pháp định lượng Sulfit trong sản phẩm thủy sản
2. Phương pháp định tính axit boric và muối borat trong sảm phẩm thủy sản
3. Phương pháp định tính Urê trong sản phẩm thủy sản
4. Phương pháp định lượng bằng sắc ký ion muối Polyphosphat trong sản phẩm thủy sản
5. Phương pháp định lượng bằng sắc ký khí hàm lượng
6. Ứng dụng của phương pháp nguyên tử hóa bằng ngọn lửa
7. Salmonella trong sản phẩm thuỷ sản
TÀI LIỆU THAM KHẢO
---------------------------------------------
GVHD: TS Trần Bích Lam - Trường ĐHBK TPHCM
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 726
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 664
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 680
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 1007
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 3926
⬇ Lượt tải: 91
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 19