Mã tài liệu: 295377
Số trang: 10
Định dạng: zip
Dung lượng file: 184 Kb
Chuyên mục: Y Dược
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Có rất ít các nghiên cứu tại Việt Nam về tỷ lệ tiết beta-lactamse của H. influenzae, do vậy một nghiên cứu đa trung tâm về vi khuẩn này là một trong các đòi hỏi cấp thiết từ các nhà lâm sàng cũng như vi sinh lâm sàng tại Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu tình hình H. influenzae tiết beta-lactamase và đề kháng kháng sinh dực trên một thiết kế nghiên cứu đa trung tâm tiến hành tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian từ 1/2003 đến 6/2005, có 248 chủng H. influenzae bao gồm 194 chủng không xâm lấn và 54 chủng xâm lấn được thu nhận từ 10 bệnh viện khác nhau tại Việt Nam, bao gồm hai bệnh viện lớn tại Hà Nội, một bệnh viện lớn tại Đà Nẵng, và 7 bệnh viện tại TP.Hồ Chí Minh. Các chủng vi khuẩn này được làm thử nghiệm phát hiện beta-lactamase và làm kháng đồ phương pháp khuếch tán kháng sinh trong thạch một số kháng sinh thường dùng trong cộng đồng.
Kết quả: Kết quả cho thấy có đến 49% các chủng tiết được men beta-lactamase và hầu như tất cả các chủng kháng ampicillin đều là các chủng tiết beta-lactamase; 60% đề kháng sulfamethoxazol/trimethoprim và vi khuẩn tiết men beta-lactamase đề kháng kháng sinh này cao hơn (78%) vi khuẩn không tiết men betalactamase (44%); 8% đề kháng azithromycin và không có sự khác biệt về tỷ lệ đề kháng azithromycin giữa hai nhóm vi khuẩn tiết được hay không tiết được men beta-lactamase. Nghiên cứu cũng ghi nhận không có vi khuẩn nào đề kháng amoxicillin/clavulanic acid. Không có vi khuẩn beta-lactamase [-] nào đề kháng với cefaclor và cefuroxim, nhưng trong nhóm vi khuẩn beta-lactamase [+], dù không có vi khuẩn nào được ghi nhận đề kháng cefuroxim nhưng có 1% vi khuẩn kháng được cefaclor, 2% được ghi nhận nhạy cảm trung gian với cefuroxim và có đến 17% là nhạy cảm trung gian với cefaclor. Nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ tiết men beta-lactamase và tỷ lệ đề kháng kháng sinh giữa vi khuẩn H. influenzae xâm lấn và H. influenzae không xâm lấn, nhưng các chủng H. influenzae phân lập từ trẻ em có tỷ lệ tiết beta-lactamase (65%) cao hơn là các chủng phân lập từ người lớn (36%).
Kết luận: Vi khuẩn H. influenzae phân lập từ các bệnh phẩm khác nhau tại Việt Nam mang một tỷ lệ tiết men beta-lactamase khá cao, và kết quả nghiên cứu này đã khiến các nhà lâm sàng phải xem xét việc sử dụng kháng sinh amoxicillin-clavulanic acid như là kháng sinh hàng đầu điều trị nhiễm trùng do H. influenzae.
Abstract
Haemophilus influenzae with beta-lactamase – Results from the multicenter study on 248 strains isolated from Việt Nam
Background: There are very few studies in Viet Nam on the ratio of beta-lactamase producing H. influenzae, and the muticenter study on this target bacteria is one of the hot requirements from the clinical physicians as well as the clinical microbiologists in Viet Nam.
Objectives: Surveillance the ratio af beta-lactamase producing H. influenzae and the antibiotic resistance of this bacteria based on the multicenter study in Viet Nam
Methods: From 1/2003 to 6/2005, 248 H. influenzae isolates with 194 non-invasive and 54 invasive were collected from 10 different hospitals in Việt Nam; including two big hospitals in Hanoi, one in Danang, and 7 in Hochiminh city. These isolates were carried out the beta-lactamase detection and the sensitivity testing by diffusion method against some most common used antibiotics in community.
Results: The received results have demonstrated that 49% of the isolates were the beta-lactamase producers and all of the ampicillin resistant isolates were belong to these producers; 60% of the isolates were resistant to sulfamethoxazol/trimethoprim and the lactamase producers were resistant to this antibiotic with the higher ratio (78%) than the non-betalactamase producer (44%); 8% of the isolates were resistant to azythromycin and no difference in the resistant ratio between the producers and the nonproducers. The study has also reported that none of the isolates were resistant to amoxicillin/clavulanic acid; none of the isolates with beta-lactamase [-] were reported resistant to cefaclor and cefuroxime; but among the beta-lactamase [+], 1% were reported resistant to cefaclor, 2% intermediate to cefuroxime and 17% to cefaclor. The study also reported that there were no difference in the beta-lactamase produced ratio and the antibiotic resistant ratio between the invasive and non-invasive H. influenzae isolates, but the beta-lactamase producer ratio in the H. influenzae isolated from children were higher (65%) than from the adult (36%).
Conclusions: The H. influenzae isolated from the different clinical samples in Vietnam did carry the beta-lactamase producing at the quite high ratio, and these findings have required the physicians to consider amoxicillin-clavulanic acid as the first antibiotic line for the treatment of infection causing by this pathogen.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 682
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 1103
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 717
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 1042
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 818
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 859
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 765
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem