Mã tài liệu: 230857
Số trang: 74
Định dạng: doc
Dung lượng file: 2,929 Kb
Chuyên mục: Y Dược
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn sơ sinh (NKSS) rất hay gặp và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh non tháng. Tỉ lệ nhiễm khuẩn sơ sinh là 1 - 10‰ số trẻ sơ sinh sống trên toàn thế giới, tỉ lệ này cao gấp 10 lần ở trẻ đẻ non , , . Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ mắc và tử vong do nhiễm khuẩn mẹ - con còn rất cao (châu Á từ 2,4 đến 6%, châu Phi từ 6 đến 21%) .
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà và CS (2003) ở khoa Sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tỉ lệ nhiễm khuẩn sơ sinh là
57,6% . Nghiên cứu tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương, thấy tỉ lệ viêm phổi sơ sinh rất cao, chiếm 90,3% (trong đó tử vong 9,7%), tỉ lệ nhiễm khuẩn huyết là 2,1%, viêm màng não mủ từ 0,9 đến 1,5% , , . Nghiên cứu của Phạm Thanh Mai và CS ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương (2003) có 132 trường hợp nhiễm khuẩn sơ sinh sớm, trong đó có 9 trường hợp tử vong chiếm 6,8% .
Nhiễm khuẩn sơ sinh thường nặng, diễn biến phức tạp, tỉ lệ tử vong cao và dễ để lại các di chứng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCY TTG), hàng năm có 5 triệu trẻ sơ sinh chết vì nhiễm khuẩn, trong đó các nước đang phát triển chiếm 98% (châu Á 27 - 69%, châu Phi 6 - 21%) .
Các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp trong thời kỳ sơ sinh là viêm phổi, viêm da, viêm rốn, viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết. Nghiên cứu của Tạ Văn Trầm và CS tại Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang cho thấy viêm phổi sơ sinh chiếm 8,2%, viêm rốn 1,7%, nhiễm trùng huyết 0,5% . Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp là các vi khuẩn gram (-) và tụ cầu. Vi khuẩn có thể gây bệnh cho thai nhi từ trong tử cung, trong lúc đẻ hoặc sau đẻ. Chẩn đoán sớm nhiễm khuẩn sơ sinh và điều trị kịp thời sẽ giảm tỉ lệ bệnh nặng và hạ thấp tỉ lệ tử vong. Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Tiến Dũng, Đinh Thị Thuý Hà, Nguyễn Ngọc Rạng cho thấy các kháng sinh thông thường vẫn có hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh , , . Những trường hợp nhiễm khuẩn sơ sinh nặng thường do phát hiện muộn, điều trị chưa hợp lý dẫn đến tỉ lệ kháng thuốc cao, điều trị không kết quả. Tại khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên theo nghiên cứu của Khổng Thị Ngọc Mai và CS trong 5 năm (2001 - 2005) cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn sơ sinh dao động từ 20 - 22% tuỳ theo năm, trong đó hàng đầu là viêm phổi và nhiễm trùng tại chỗ . Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ về nhiễm khuẩn sơ sinh tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ sơ sinh.
2. Xác định căn nguyên và một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ sơ sinh.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN .3
1.1. Dịch tễ nhiễm khuẩn sơ sinh 3
1.2. Đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh 6
1.2.1. Mối quan hệ về giải phẫu và chức năng của thai với môi trường 6
1.2.2. Sự cư trú của vi khuẩn ở trẻ sơ sinh 6
1.2.3. Sinh bệnh học của nhiễm khuẩn thai và sơ sinh .7
1.2.3.1. Nhiễm khuẩn trong tử cung 7
1.2.3.2. Nhiễm khuẩn trong khi đẻ .7
1.2.3.3. Nhiễm khuẩn sớm sau sinh .8
1.2.3.4. Nhiễm khuẩn muộn sau sinh 8
1.3. Đáp ứng miễn dịch của trẻ sơ sinh 9
1.4. Triệu chứng nhiễm khuẩn sơ sinh .11
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng 11
1.4.2. Điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh .14
1.4.3. Các xét nghiệm sinh học .14
1.4.4. Xét nghiệm vi khuẩn học .15
1.5. Vi khuẩn gây bệnh 17
1.6. Các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn mẹ - con .18
1.6.1. Các chủng vi khuẩn tại đường sinh dục bà mẹ có thai 18
1.6.2. Những yếu tố nguy cơ trong thời kỳ mang thai 19
1.6.3. Những yếu tố nguy cơ trong cuộc đẻ 20
Chương 2: ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .21
2.1. Đối tượng nghiên cứu 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu 21
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .21
2.2.2. Mẫu nghiên cứu .21
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu .22
2.2.4. Kỹ thuật thu thập số liệu .25
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu 26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 27
3.1. Đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh .27
3.2. Căn nguyên và yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn sơ sinh . .38
Chương 4: BÀN LUẬN .40
4.1. Đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh .40
4.2. Căn nguyên và một số yếu tố liên quan đến NKSS .50
KẾT LUẬN 53
KHUYẾN NGHỊ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC .
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 655
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 1140
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 1274
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 679
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 679
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 1929
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 5057
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 1033
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 727
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 4702
⬇ Lượt tải: 24
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 1100
⬇ Lượt tải: 19