Mã tài liệu: 300044
Số trang: 116
Định dạng: doc
Dung lượng file: 7,760 Kb
Chuyên mục: Y Dược
[FONT=Times New Roman]MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan tài liệu 3
1.1. Giải phẫu học vùng bẹn 3
1.2. Cơ chế chống thoát vị tự nhiên 12
1.3. Nguyên nhân thoát vị bẹn 13
1.4. Lâm sàng thoát vị bẹn 15
1.5. Cận lâm sàng 17
1.6. Chẩn đoán phân biệt 17
1.7. Biến chứng 18
1.8. lịch sử điều trị thoát vị bẹn 18
1.9. Các phương pháp mổ thoát vị bẹn ở người lớn 22
1.10. Các tai biến và biến chứng phẫu thuật 23
1.11. Các loại mảnh ghép 24
1.12. Tiêu chuẩn của mảnh ghép 27
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
2.3. Nhập và xử lý số liệu 39
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 40
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 40
3.2. Cơ sở phẫu thuật 48
3.3. Phương pháp vô cảm 49
3.4. Kết quả phẫu thuật 49
3.5. Đánh giá kết quả muộn 55
Chương 4: Bàn luận 59
4.1. Đặc điểm lâm sàng 59
4.2. Vai trò của siêu âm trong thoát vị bẹn 64
4.3. Kỹ thuật mổ theo Lichtenstein 65
4.4. Phương pháp vô cảm 69
4.5. Kết quả phẫu thuật 70
4.6. Đánh giá kết quả muộn 75
4.7. Vấn đề thoát vị bẹn hai bên 80
4.8. Phương pháp mổ dùng mô tự thân 81
Kết luận 83
Kiến nghị 85
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoát vị bẹn là bệnh lý ngoại khoa phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi và cả hai phái, tỉ lệ giữa Nam và Nữ là 12/1 . Theo Abrahamson tần suất thoát vị bẹn tăng dần theo tuổi. Tuổi từ 25 đến 40 tần suất thoát vị bẹn là 5 – 8 %, đến lứa tuổi trên 75 tần suất thoát vị bẹn là 45 %. Xuất độ chung ở người lớn là 10 – 15 % .
Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 700.000 bệnh nhân thoát vị bẹn được phẫu thuật ,.
Các kỹ thuật mổ dùng mô tự thân như Bassini, McVay, Shouldice, đều có nhược điểm chung là: Đường khâu căng, do phải kéo 2 mép cân cơ vốn khá xa nhau khâu lại với nhau, làm cho bệnh nhân đau nhiều sau mổ, sự phục hồi sinh hoạt cá nhân và lao động sau mổ bị chậm trễ. Ngoài ra đường khâu căng còn làm cho lớp khâu tạo hình thiếu máu nuôi, sẹo lành không tốt, có thể dẫn đến tái phát ,. Tỉ lệ tái phát sau mổ dùng mô tự thân tại Châu Âu từ 5 – 15 % .
Việt Nam tỉ lệ tái phát sau mổ thoát vị bẹn bằng kỹ thuật dùng mô tự thân khá cao:
Nguyễn Văn Liễu ứng dụng phẫu thuật Shouldice để điều trị 89 bệnh nhân thoát vị bẹn có tỉ lệ tái phát là 3,8 %, thời gian theo dõi từ 2-8 năm .
Ngô Viết Tuấn ứng dụng phẫu thuật Shouldice cải biên hai lớp để điều trị 145 bệnh nhân thoát vị bẹn có tỉ lệ tái phát là 3,7 % với thời gian theo dõi từ 6 tháng đến 4 năm .
Để loại bỏ triệt để sự căng ở đường khâu thoát vị một cách có hiệu quả mà không làm thay đổi cấu trúc giải phẫu, người ta dùng mảnh ghép vá vào chỗ yếu thành bẹn và đây là tiền đề phát triển của phương pháp mổ thoát vị bẹn dùng mảnh ghép nhân tạo được sử dụng nhiều tại Phương Tây trong thập niên 90 cho đến nay . Hiện nay trên thế giới có nhiều kỹ thuật mổ dùng mảnh ghép nhân tạo như:
Mổ mở: Lichtenstein, Rutkow, Gilbert, Stoppa…
Mổ nội soi: Đặt lưới tiền phúc mạc xuyên ổ bụng (TAPP), đặt lưới hoàn toàn ngoài phúc mạc (TEP), đặt lưới trong phúc mạc (IPOM).
Trong các kỹ thuật đó, kỹ thuật Lichtenstein (còn gọi là tension – free repair) nổi bật lên nhờ tính đơn giản, ít đau, thời gian mổ và nằm viện ngắn, cho phép bệnh nhân sớm phục hồi sinh hoạt cá nhân và lao động sau mổ, tỉ lệ tái phát thấp: Năm 1989, Lichtenstein và cộng sự đã báo cáo 1000 trường hợp thoát vị bẹn được mổ mở đặt mảnh ghép, kết quả không có trường hợp nào tái phát với thời gian theo dõi từ 1 – 5 năm . Năm 1995, tổng kết từ 72 phẫu thuật viên không chuyên áp dụng kỹ thuật Lichtenstein để điều trị cho 3175 trường hợp thoát vị bẹn, có tỉ lệ tái phát là 0,5% với thời gian theo dõi 5 năm ,,.
Việc điều trị thoát vị bẹn bằng mổ mở đặt mảnh ghép theo Lichtenstein đã được các tác giả nước ngoài đề cập và ứng dụng từ lâu. Tại Cần Thơ kỹ thuật này cũng đã được ứng dụng nhiều, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố.
Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị thoát vị bẹn bằng mổ mở đặt mảnh ghép theo Lichtenstein tại Cần Thơ ”. Với 2 mục tiêu :
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân thoát vị bẹn.
2. Đánh giá kết quả điều trị thoát vị bẹn bằng mổ mở đặt mảnh ghép theo Lichtenstein tại Cần Thơ.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 1041
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 681
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 715
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 710
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 681
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 857
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 744
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 681
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 844
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 817
⬇ Lượt tải: 18