Mã tài liệu: 130915
Số trang: 113
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Việt nam học
Trên chặng đường dài mấy nghìn năm lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, cuộc khởi nghĩa của người anh hùng áo vải Hoàng Công Chất như một mốc son chói ngời, đánh dấu thời kỳ đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Giá trị của cuộc khởi nghĩa đó thật lớn lao, nó thể hiện một tinh thần đoàn kết, dũng cảm kiên cường chống giặc ngoại xâm, giành độc lập, tự do và khẳng định chủ quyền dân tộc.
Đến nay, nhiều thế kỷ đã trôi qua, nhưng âm vang của bản anh hùng ca về cuộc khởi nghĩa Hoàng Công Chất vẫn in đậm trong tâm trí và là niềm tự hào của những người dân Tây Bắc. Đặc biệt là đồng bào Thái Mường Thanh - Điện Biên. Cùng với dòng chảy thời gian, truyền thuyết về Hoàng Công Chất vẫn được lưu truyền, ngợi ca từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Bởi vậy, nghiên cứu truyền thuyết về người anh hùng chống giặc ngoại xâm kết hợp với việc tìm hiểu lễ hội tưởng niệm là công việc vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc làm sáng tỏ hơn bản chất của truyền thuyết Việt Nam.
Có thể thấy, hằng năm lễ hội tưởng niệm người anh hùng Hoàng Công Chất và các tướng lĩnh của ông vẫn được nhân dân Điện Biên tổ chức rất long trọng tại thành Bản Phủ. Từ truyền thuyết lịch sử, các vị anh hùng đó đã bước vào đời sống dân gian và lòng người dân Điện Biên. Qua lễ hội chúng ta có thể khẳng định sức sống bất diệt của các nhân vật đó trong lòng đồng bào Thái Mường Thanh hôm nay và mai sau.
Cho đến nay, số lượng công trình nghiên cứu về hoạt động của nghĩa quân Hoàng Công Chất đã có khá nhiều. Song nhìn chung, những công trình đó chủ yếu tập trung vào chính sử, còn hệ thống truyền thuyết về Hoàng Công Chất và lễ hội diễn ra tại thành Bản Phủ vẫn chưa được giới thiệu và nghiên cứu một cách đầy đủ và khoa học. Hơn nữa, trước yêu cầu về lịch sử địa phương cần phải được giới thiệu, nghiên cứu và lưu giữ... nhằm giúp cho các thế hệ sau thấy được giá trị và tầm quan trọng của mảnh đất Điện Biên lịch sử. Từ đó giúp cho mỗi người dân càng thấy thêm yêu mảnh đất quê hương mình và có ý thức giữ gìn, phát triển nó về mọi mặt, sánh ngang với các thành phố lớn trong khu vực. Đó cũng chính là lý do tác giả luận văn chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu của mình.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Hoàng Công Chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết
Chương II: Mô tả truyền thuyết về Hoàng Công Chất
Chương III: Lễ hội Hoàng Công Chất ở thành Bản Phủ– Noong Hẹt Điện Biên
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 1609
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 778
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 811
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 839
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 1097
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 1308
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 3229
⬇ Lượt tải: 28
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 1284
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 868
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 522
👁 Lượt xem: 3565
⬇ Lượt tải: 37
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 911
⬇ Lượt tải: 18