Mã tài liệu: 218549
Số trang: 151
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 3,925 Kb
Chuyên mục: Lịch sử
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề t ài :
Tôi sinh ra và lớn lên ở Bình Dương, một tỉnh có bề dày lịch sử ngang bằng với Sài Gòn, Biên Hòa (hơn 300 năm). Bình Dương xưa tuy chỉ là vùng phụ cận của Trấn Biên và Phiên Trấn nhưng vị trí địa lý gần nhau cho nên có nhiều nét chung, nhất là đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Đồng Nai, một nền văn hóa đặc trưng của Đông Nam Bộ.
Có lẽ do hội đủ những điều kiện trên, tuy Bình Dương xưa không phải là trung tâm kinh tế – văn hóa của Nam bộ nhưng lịch sử và văn hóa Bình Dương cũng rất đa dnagï , phong phú : có những nét chung hòa quyện vào lịch sử– văn hóa phương Nam nhưng cũng có những nét riêng rất độc đáo của Bình Dương.
Lớn lên học cao học ngành lịch sử và qua những năm giảng dạy và nghiên cứu lịch sử,càng đam mê khám phá về lịch sử– văn hóa Bình Dương : Bình Dương xưa như thế nào? Bản đồ hành chính thay đổi qua các thời kỳ ra sao? Nền văn hóa và tính cách con người Bình Dương
có gì đặc trưng, có gì độc đáo?
Theo xu hướng ngày nay, việc nghiên cứu lịch sử từng miền, từng địa phương đóng vai trò quan trọng, góp phần bổ sung sử liệu cho việc xây dựng lịch sử của cả miền Nam.
Việc nghiên cứu lịch sử – văn hóa vùng đất Bình Dương xưa còn có ý nghĩa thực tiễn,
giúp địa phương có chính sách phù hợp, kịp thời bảo tồn văn hóa, hoạch định những giải pháp, định hướng phát triển. Từ sự hiểu biết sâu sắc về lịch sử văn hóa quê hương mình thế hệ trẻ
sẽ yêu quê hương và có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của địa phương nói riêng cũng như văn hóa Nam Bộ và văn hóa chung của đất nước.
Một đóng góp khác của luận văn là bổ sung kiến thức lịch sử địa phương giúp tôi giảngdạy tốt hơn, góp thêm vài chi tiết vào quyển Địa chí Bình Dương đang được biên soạn.
2. Đối t ượng và phạm vị nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu là lịch sử -văn hóa vùng đất Bình Dương từ đầu thế kỷ XVII đến
giữa thế kỷ XIX được tiếp cận qua sách, tư liệu thực tế, văn học dân gian Bình Dương, những di tích lịch sử – văn hóa .
Giới hạn của luận văn về không gian là vùng đất hiện nay thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương, trọng tâm của luận văn là từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX: quá trình khẩn hoang và định cư của con người, lịch sử hình thành tỉnh Bình Dương ngày nay gắn liền với nền văn hóa được hình thành từ điều kiện địa lý, lịch sử của vùng đất Bình Dương cho đến thời Nguyễn (khi bị cắt cho thực dân Pháp năm 1861). Vì thời gian quá rộng nên xin giới hạn chỉ tìm hiểu hai lĩnh vực lịch sử và văn hóa vùng đất Bình Dương từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX.
3.Lịch sử nghiên cứu vấn đề :
- Nguồn thư tịch cổ viết về giai đoạn lịch sử này rất phong phú. Đầu tiên quyển Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn (1726 - 1783). Đây là nguồn thư tịch viết vào thời điểm đang diễn ra cuộc khai khẩn, mở rộng vùng đất phía nam nên ta tìm thấy những sử liệu rất quý về cảnh quan, môi trường thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ khi chưa khai phá.
- Tác phẩm Gia Định thành thôn g chí của Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825) được viết vào đầu thế kỷ XIX dưới triều Gia Long (1802- 1820) ghi chép tỉ mỉ về quá trình khai phá mở mang vùng đất cực nam của đất nước.
- Bộ Đại Nam thực lục biên soạn năm 1821. Bộ sách được viết theo quan điểm chính thống của triều Nguyễn theo lối biên niên. Nguồn tư liệu này có thể cung cấp về lịch sử Đồng Nai – Gia Định (Bình Dương xưa thuộc hai vùng này).
- Địa bạ Gia Định , địa bạ Biên Hòa, địa bạ Nam Kỳ tỉnh được xác lập năm 1836 dưới triều Minh Mệnh thứ 17. Đây là nguồn tư liệu vô cùng quý báu giúp tôi có thể so sánh, đối chiếu những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu như địa danh, ruộng đất .
- Đại Nam nhất thốn g chí là bộ sách địa lý – lịch sử được biên soạn vào năm Tự Đức 29 (1875) hoàn thành năm 1881 : chia ra các mục như ranh giới, hình thể, các huyện phủ, chùa miếu, nhân vật lịch sử. Điều khó khăn là về mặt địa ly–ù hành chính tỉnh Bình Dương xưa không phải là tỉnh Bình Dương ngày nay cho nên trong quá trình nghiên cứu phải tìm hiểu rõ những đổi thay về địa danh, từ đó xác định địa bàn tỉnh Bình Dương ngày nay.
Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử– văn hóa Bình Dương thế kỷ XVII- XIX được công bố :
Thủ Dầu Một – Bình Dương đất lành chim đậu của Sở VHTT Bình Dương biên soạn
1999- NXB Văn Nghệ TP.HCM. Đây là tập tài liệu của nhiều tác giả viết về Bình Dương, tuy còn tản mạn nhưng cũng cung cấp khá nhiều tư liệu về nhiều mặt : lịch sử, văn hóa, con người Bình Dương và là nguồn tài liệu tôi tham khảo khá nhiều. Một thuận lợi nữa là địa chí tỉnh Bình Dương đang được hoàn thành.
Ngoài ra, Thư viện tỉnh Bình Dương còn tập hợp tất cả các bài viết về Bình Dương đã
được đăng tải trên các báo. Tài liệu này được đặt tên Bình Dương – đất nước – con người
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 729
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 2214
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 137
👁 Lượt xem: 645
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 736
👁 Lượt xem: 1031
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 176
👁 Lượt xem: 626
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 776
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 176
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 176
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 176
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 151
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 21