Mã tài liệu: 218364
Số trang: 58
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,256 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Tổng kết và theo dõi mô hình trồng sen tại xã Định Thành, huyện Thoại
Sơn tỉnh An Giang trong mùa lũ 2004. Đề tài tốt nghiệp đại học, niên khoá 2001-
2005, do sinh viên Nguyễn Quốc Huy thực hiện tại xã Định Thành huyện Thoại
Sơn tỉnh An Giang mùa lũ 2004.
Đề tài được thực hiện bằng cách theo dõi, ghi chép cách làm của 3 hộ
nông dân tiêu biểu đang trồng sen trong mùa lũ năm 2004 và phỏng vấn trực tiếp
30 nông hộ bằng phiếu điều tra soạn sẵn; bao gồm các nhóm hộ khá/giàu, nhóm
trung bình và nhóm nghèo.
Kết quả cho thấy độ tuổi trung bình các hộ trồng sen từ 49 đến 53 tuổi và
phần lớn học cấp I. Diện tích đất canh tác nông nghiệp bình quân trên hộ là 1,75
ha và diện tích đất trồng cây sen mùa lũ bình quân trên hộ là 0,86 ha.
Trồng cây sen trong mùa lũ cho thu nhập khoảng 16 triệu/ha, tổng chi
phí đầu tư khoảng 7,3 triệu/ha và lợi nhuận thu được từ 8,6 đến 10,2 triệu/ha.
Nhóm trung bình trồng sen cho lợi nhuận cao nhất (8,9-10,3 triệu/ha) so với
nhóm hộ Khá/giàu và nhóm hộ nghèo, do đầu tư vật tư ít hơn (3,4 so với 4,8
triệu/ha) nên giảm được chi phí đầu tư (6,8 triệu/ha so với nhóm khá/giàu và
nghèo; tương ứng 7,5 và 7,7 triệu/ha).
Nông dân trồng sen trong mùa lũ là tận dụng nguồn nước lũ về hàng
năm, tạo thu nhập trong mùa lũ và giải quyết lao động nông nhàn. Khi so sánh
mức độ trồng sen trong mùa lũ ở các nhóm nông hộ cho thấy lý do được quan
tâm nhiều nhất là tạo thu nhập trong mùa lũ ở nhóm hộ nghèo, tận dụng nước
mùa lũ (nhóm hộ khá/giàu) và nhóm hộ trung bình là kết hợp cây thuỷ sinh cho
hiệu quả kinh tế hơn. Tuy nhiên, những khó khăn chính của nông dân trồng cây
sen hiện nay là giá cả không ổn định, các bệnh thối cây hiện tại chưa có thuốc
đặc trị và đất nhiều bùn gây ngộ độc hữu cơ khi trục lại đất cũng gây trở ngại
cho nông dân trồng sen. Người nông dân trồng cây sen mong muốn có thêm
thông tin về thị trường để khai thác thêm các sản phẩm khác từ cây sen như:
gương sen, ngó sen, hoa sen, Cây sen cũng là một loại cây thuỷ sinh đem lại
cảnh quan sinh thái rất đẹp cho vùng, vì vậy có thể tạo hiệu quả kinh tế bằng
cách phát triển du lịch sinh thái. Đây cũng có thể là một giải pháp mà người
trồng sen mong muốn khi cần có quy hoạch vùng trồng cho thích hợp. Bên cạnh
đó, người trồng sen cũng rất cần có những biện pháp bảo vệ cây sen đối với sự
phá hại của dịch hại và cần có những công nghệ sau thu hoạch để đảm bảo cho
sản phẩm từ cây sen trở nên đa dạng hơn và tránh thất thoát.
MỤC LỤC
Nội dung Trang
CẢM TẠ i
TÓM LƯỢC ii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH BẢNG vi
DANH SÁCH HÌNH vii
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1. Nguồn gốc cây sen 3
2.2. Đặc tính thực vật của cây sen 3
2.3. Phân bố và sinh thái 5
2.4. Giá trị của cây sen 5
2.4.1. Thành phần hoá học trong cây sen 5
2.4.2. Công dụng của các bộ phận của cây sen trong y học 6
2.4.3. Sự hữu dụng các bộ phận của cây sen trong đời sống 8
2.5. Hiệu quả kinh tế của cây sen 8
2.6. Thị trường cây sen 10
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1.Theo dõi cách làm của nông hộ 11
3.2.Phỏng vấn nông hộ bằng biểu mẫu soạn sẵn 12
3.2.1. Cách lựa chọn và phỏng vấn nông hộ 12
3.2.2. Số liệu thu thập bao gồm 12
3.2.2.1. Thông tin định tính 12
3.2.2.2. Thông tin định lượng 13
3.2.2.3. Kỹ thuật canh tác cây trồng thuỷ sinh 13
3.2.2.4. Phân tích số liệu 13
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 14
4.1. Đặc điểm của vùng nghiên cứu 14
4.1.1. Sản xuất nông nghiệp 14
4.1.2. Tình hình diện tích trồng sen qua các năm 15
4.2. Đặc điểm nông hộ trồng cây sen 16
4.3. Đặc điểm của đất canh tác cây sen 18
4.4. Sản xuất cây sen 20
4.4.1. Kinh nghiệm trồng cây sen 20
4.4.2. Kỹ thuật trồng cây sen 21
4.4.2.1. Chọn đất để trồng 21
4.4.2.2. Làm đất trước khi trồng 21
4.4.2.3. Chọn giống trồng 22
4.4.2.4. Mật độ trồng và cách trồng 23
4.4.2.5. Bón phân 23
4.4.2.6. Chăm sóc 24
4.4.2.7. Phòng trừ dịch hại 24
4.4.2.8. Thu hoạch 25
4.4.3. Chi phí đầu tư cho cây sen 26
4.4.3.1. Đầu tư công lao động 26
4.4.3.2. Năng suất và thị trường tiêu thụ cây sen 26
4.4.3.3. Hiệu quả kinh tế cây sen 28
4.5. Trồng cây sen trong mùa lũ 31
4.6. Những trở ngại và hướng khắc phục cho cây sen 34
4.7. Nhận định của nông dân về mô hình trồng sen 34
4.71. Những nhận định của nông dân về trồng cây sen trong
mùa lũ 34
4.7.2. Những đề nghị của nông hộ đối với mô hình trồng cây
sen 35
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38
5.1. Kết luận 38
5.2. Kiến nghị 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
PHỤ CHƯƠNG pc-
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 298
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 645
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 1008
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 747
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 17