Mã tài liệu: 235730
Số trang: 0
Định dạng: doc
Dung lượng file: 2,986 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết
Hơn hai mươi năm sau đổi mới, đất nước ta đang chuyển mình từng ngày, nền kinh tế bước dần sang cơ chế thị trường, tăng trưởng kinh tế ổn định. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế vẫn chưa đồng đều giữa các vùng, các thành phần kinh tế. Khu vực nông thôn, nhất là các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo còn nhiều. Để phát triển những địa phương thuộc các khu vực này, một trong những yếu tố quyết định chính là chính sách đầu tư của nhà nước. Đầu tư công là một trong hai lĩnh vực đầu tư trong nền kinh tế. Ở các vùng khó khăn, các đơn vị tư nhân thường e ngại trong đầu tư do lo sợ rủi ro, vì vậy, ở những vùng này, đầu tư của Chính phủ, tỉnh và huyện là yếu tố căn bản tiền đề cho sự phát triển “cất cánh”. Đầu tư công sẽ tạo ra môi trường thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân phát huy hết khả năng của mình, cùng tham gia vào quá trình phát triển chung của cộng đồng.
Sơn Động là huyện vùng cao, nằm ở khu vực Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm thành phố Bắc Giang 80 km. Nơi đây có gần 43% dân cư thuộc 14 dân tộc thiểu số. Kinh tế của huyện phát triển chậm. Bình quân mức tăng giá trị sản xuất hằng năm là 8%, thấp hơn bình quân của tỉnh. Trong những năm qua, huyện đã được sự quan tâm hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, các cấp chính quyền bằng nhiều hình thức, nhiều chương trình dự án, những dự án lớn phải kể tới như chương trình 135, 327, dự án Giảm nghèo do Ngân hàng thế giới WB hỗ trợ Đến hết năm 2007, các dự án chương trình đã mang lại nhiều đổi thay cho miền đất này, đặc biệt là sự cải thiện đáng kể về cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và đời sống của đồng bào ở đây. Tuy nhiên, đến năm 2008, huyện Sơn Động vẫn nằm trong 61 huyện nghèo nhất của cả nước, tỷ lệ nghèo của Sơn Động vẫn chiếm tới 49.87%, trong khi đó cả nước chỉ chiếm 23% (chuẩn nghèo 2005), đặc biệt ở các vùng cao, tình trạng đói giáp hạt vẫn thường xuyên xảy ra. Như vậy, bên cạnh những kết quả nhìn thấy được, đầu tư công ở đây thực sự đã đạt được gì và còn gì bất cập?
Đã từ lâu, các chương trình đầu tư công đã được các tạp chí, phương tiện truyền thông và các hội thảo phân tích rất nhiều, nhưng chưa có một nghiên cứu nào thực sự đi sâu vào đánh giá và đề ra định hướng nhằm tăng hiệu quả đầu tư công cho một huyện nghèo như huyện Sơn Động.
Nghiên cứu thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện Sơn Động sẽ giúp chúng ta giải đáp những câu hỏi trên, đồng thời nghiên cứu sẽ là cơ sở thực tiễn cho định hướng chính sách đầu tư của chính phủ, chính quyền các cấp để phát triển kinh tế của huyện. Vì những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và định hướng đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá đúng đắn thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, đề xuất được các định hướng giải pháp phù hợp để tăng tính hiệu quả của đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện.
- Tìm hiểu thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất định hướng giải pháp để tăng cường tính hiệu quả của đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Cơ sở lý luận nào làm rõ vấn đề đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện?
Thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện Sơn Động trong những năm qua như thế nào?
Định hướng giải pháp nào để tăng cường tính hiệu quả của đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động?
1.4 Giả thiết và giả thuyết nghiên cứu
* Giả thiết
Đề tài không tính đến giá trị thời gian của tiền.
* Giả thuyết
Tăng đầu tư làm tăng năng suất sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
Đầu tư công khắc phục được những thất bại của thị trường.
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư công cho phát triển kinh tế, đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của đầu tư công cho phát triển kinh tế ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
Đối tượng khảo sát chủ yếu là các đơn vị cung cấp và đơn vị tiếp nhận, thực hiện nguồn đầu tư công cho phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
* Nội dung: Nghiên cứu thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng đầu tư dưới hình thức đầu tư bằng vốn.
Nghiên cứu thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện dưới góc độ lĩnh vực (ngành) mà nguồn đầu tư tác động, trong đó, với ngành công nghiệp, chỉ tính đầu tư công cho những lĩnh vực, đối tượng mà giá trị sản xuất của lĩnh vực, đối tượng đó được tính vào giá trị sản xuất công nghiệp của huyện.
* Thời gian: Thời gian nghiên cứu từ 10/01/2009 đến 18/6/2009
Số liệu bao gồm những thông tin cập nhật ở các tài liệu đã công bố qua các năm, tập trung chủ yếu trong những năm 2000, 2005 và 3 năm gần đây; các số liệu điều tra trực tiếp từ các cơ quan đầu tư và đối tượng tiếp nhận đầu tư.
Đề xuất định hướng giải pháp đến năm 2020.
* Không gian: Nghiên cứu tại Huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
PHẦN II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HUYỆN
2.1 Một số khái niệm
2.1.1 Phát triển kinh tế và Phát triển kinh tế huyện
Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi nền kinh tế đạt ở mức độ cao hơn cả về cơ cấu, chủng loại, bao gồm cả về lượng và chất. Nền kinh tế phát triển không những có nhiều hơn về đầu ra, đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn về tổ chức và thể chế, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về sản phẩm và dịch vụ. Như vậy, phát triển kinh tế là một quá trình, không phải trong trạng thái tĩnh. Quá trình thay đổi của nền kinh tế của một huyện chịu sự tác động của quy luật thị trường, chính sách can thiệp của Chính phủ, nhận thức và ứng xử của người sản xuất và người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ tạo ra (Bruce H.1988).
2.1.2 Đầu tư công và đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện
2.1.2.1 Khái niệm Đầu tư
Đầu tư, trong kinh tế học vĩ mô, chỉ việc gia tăng tư bản nhằm tăng cường năng lực sản xuất tương lai. Đầu tư, vì thế, còn được gọi là hình thành tư bản hoặc tích lũy tư bản. Tuy nhiên, chỉ có tăng tư bản làm tăng năng lực sản xuất vật chất mới được tính. Còn tăng tư bản trong lĩnh vực tài chính tiền tệ và kinh doanh bất động sản bị loại trừ. Việc gia tăng tư bản tư nhân (tăng thiết bị sản xuất) được gọi là đầu tư tư nhân. Việc gia tăng tư bản xã hội được gọi là đầu tư công cộng.
Theo cách hiểu của kinh tế đầu tư, đầu tư là sự từ bỏ các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực bỏ ra để đạt được kết quả đó. (Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương, 2007). Nguồn lực phải hy sinh đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động, trí tu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 146
👁 Lượt xem: 608
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 276
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 159
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16