Mã tài liệu: 279819
Số trang: 62
Định dạng: zip
Dung lượng file: 368 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Tài chính công gắn liền với hoạt động của Nhà nước. Nó vừa là nguồn lực để Nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình, vừa là công cụ để thực hiện các dịch vụ công, chi phối, điều chỉnh các mặt hoạt động khác của đất nước. Tài chính công có vai trò rất quan trọng trong việc huy động nguồn lực tài chính để đảm bảo tăng trưởng kinh tế thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cũng như trong việc điều chỉnh kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô, khuyến khích kinh tế vi mô phát triển. Tài chính công được hình thành và sử dụng vì lợi ích công cộng. Lợi ích công cộng trước hết là lợi ích tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định xã hội, giải quyết được việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân, phát triển giáo dục, y tế, chống đói nghèo... những vấn đề to lớn trên của đất nước, tài chính tư dù có lớn mạnh đền bao nhiêu cũng không thể giải quyết được và chính ở đó cần vai trò của tài chính công.
Sự ổn định của tài chính công là tiền đề, điều kiện bảo đảm cho sự ổn định của tài chính doanh nghiệp, tài chính dân cư. Nó không chỉ góp phần làm tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, mà còn đóng góp phần quan trọng cho ngân sách nhà nước, hoàn trả được vốn vay ngân hàng và những phúc lợi chung cho người lao động làm việc trong khu vực này và những vấn đề xã hội khác.
Vai trò của trò của tài chính công rất quan trọng đối với Nhà nước nói chung cũng như đối với các tổ chức, đơn vị sử dụng nguồn kinh phí do Nhà nước cấp nói riêng. Đặc biệt, trong tiến trình đổi mới, thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia và bối cảnh nền kinh tế hội nhập hiện nay, Đảng và Nhà nước ta coi đổi mới quản lý tài chính công là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu.
Nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của quản lý tài chính công, sau một thời gian nghiên cứu và học tập ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao, được sự giúp đỡ của các cô, chú ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao nói chung và các cô, chú ở Vụ 11: Vụ kế hoạch – Tài chính nói riêng, cũng như nhận được sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS. Nguyễn Văn Duệ, em đã tìm hiểu về đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính của ngành Kiểm sát nhân dân”.
Đề tài chia làm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lí luận về quản lý tài chính công.
Chương II: Thực trạng quản lý tài chính trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Em xin chân thành cảm ơn các cô, chú trong Viện kiểm sát nhân dân tối ca; các thầy, cô ở khoa Khoa học quản lý và PGS.TS Nguyễn Văn Duệ đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian qua để em hoàn thành bản báo cáo chuyên đề thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 296
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 251
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 261
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 233
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 17