Tìm tài liệu

Kinh nghiem giao duc dao duc hoc sinh nhung em kho day o bac trung hoc co so

Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh những em khó dạy ở bậc trung học cơ sở

Upload bởi: hoangvmf

Mã tài liệu: 223083

Số trang: 12

Định dạng: doc

Dung lượng file: 113 Kb

Chuyên mục: Tổng hợp

Info

I .ĐẶT VẤN ĐỀ:

1.Mục đích, yêu cầu :

+Đạo đức là những việc làm tốt đẹp có giá trị được x hội v cộng đồng chấp nhận, đạo đức là một mặt của nhân cách, là những chuẩn mực, hành vi đạo đức.

- Gia đình v nh trường luôn yêu cầu giáo dục các em học sinh biết sống và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ. Sống tích cực, chủ động, có mục đích, có kế hoạch, để rèn luyện trở thành học sinh ngoan, cơng dn tốt của x hội mai sau

2. Thực trạng và nguyên nhân học sinh khó dạy

Hiện nay nhiều thầy cô giáo cũng như các bậc học sinh kêu ca về tình trạng đạo đức học sinh: “đạo đức học sinh hiện nay có vẻ như xuống cấp!”; có nhiều em chưa ngoan, chưa thực hiện theo yêu cầu giáo dục của nhà trường cũng như của gia đình, yêu cầu đạo đức xã hội; nhiều em ham chơi không chịu học hành, không ngoan, không lễ phép, thiếu tinh thần tập thể, không biết yêu quí tôn trọng của công không như lớp người đi trước !

Điều ấy có đúng không? Theo tôi điều ấy chỉ có ở một số ít em mà thôi chứ không phải nhiều. Tuy nhiên nếu trong lớp học mà có 3 đến 4 em như thế thì thầy cô giáo cũng khá vất vả vì các em sẽ gây phiền phức cho nề nếp lớp và có thể lôi kéo theo một số em khác. Nhưng vì sao có những em như vậy? Ông cha ta đã có câu “Thời nào chẳng có anh hùng. Thời nào chẳng có thằng khùng thằng điên”. Ơ đây tôi xin nói rằng: “Thời nào, lớp học nào cũng có học sinh ngoan và thời nào, lớp học nào cũng có học sinh khó dạy cả”. Nhưng Thời nay, theo tôi những em khó dạy do một trong những nguyên nhân sau:

* Về phần gia đình:

- Một số phụ huynh thật sự chưa quan tâm hoặc vì điều kiện công tác, làm ăn không thường xuyên gần gũi con em hoặc không có phương pháp giáo dục các em.

- Có gia đình khó khăn, bố mẹ đi làm vất vả, xa xôi lâu mới về nhà, để tiền, gạo cho con tự chăm lo ăn, học, không biết cả tuần, cả tháng con ở nhà ra sao nên các em tự do chơi bời không lo việc học. Khi giáo viên chủ nhiệm cần liên hệ thì không biết làm sao tìm được phụ huynh. Đến lúc phụ huynh biết được thì có khi đã muộn.

- Có gia đình bố mẹ khá giả cho con sử dụng tiền tùy thích, nhưng không có cách quản lý con. Con em say mê điện tử, chọi gà, thả diều, ăn nhậu, hút thuốc, kéo bè kéo cánh đánh nhau. Khi thầy cô hoặc người khác báo tin thì có khi lại bao che, bênh vực con mình trước mặt người khác.

- Có vị có chức có quyền, thân thế hoặc giàu có nhưng thể hiện ra mặt làm cho con ái ỉ lại, không sợ gì ai, không rèn đạo đức, không chịu học.

- Những em vì hoàn cảnh gia đình bố mẹ không hòa thuận hay lục đục trong nhà hoặc bỏ nhau rồi mỗi người đi thêm bước nữa, rồi cách cư xử của bố dượng hay mẹ kế, con ông, con bà hoặc cả bố mẹ đều bỏ con lại cho ông bà nội hoặc ngoại nuôi đã làm cho con em buồn chán, bất cần việc học, lêu lỏng.

-Một số anh chị của học sinh lớp trước trong nhà cũng nghịch ngợm là đàn anh, đàn chị bảo kê cho em làm điều trái với đạo đức, nội qui nhà trường khi có việc gì ở trường về mách anh chị đến trường đe dọa bạn bè có khi đòi đánh cả thầy cô, coi trường không ra gì, xem thường đạo đức lối sống và xem thường cả pháp luật.

- Khi con học yếu thì bố mẹ tìm mọi cách để năn nỉ, van nài thầy cô giáo để được thi lại, được lên lớp sợ xấu hổ với bạn bè, làng xóm mà không thấy tai hại của việc hổng kiến thức của con em.

* Về phía nhà trường:

- Có những thầy cô vụng xử, thiếu khinh nghiệm, không có phương pháp phù hợp, giờ sinh hoạt lớp khô khan không thu hút học sinh yêu trường yêu lớp, hằng ngày chỉ biết la rầy, quở trách các em, bắt các em phải làm như thế nầy hay thế khác và thường hay đe dọa, xử phạt có khi còn dùng lời lẽ thiếu tế nhị, thiếu trách nhiệm với lời nói của mình, la rầy không đúng chỗ, thù vặt, cố chấp làm tổn thương đến danh dự các em nên không những không uốn nắn được các em mà còn đẩy các em ngày càng xa nội dung yêu cầu giáo dục hơn. Các em tự ái, bất cần học, đến trường đến lớp chỉ để quậy phá mà thôi.

- Có những thầy cô, tinh thần trách nhiệm chưa cao: nhắc nhở học sinh nhưng không có biện pháp, ngại khó, mời mà phụ huynh không đến thì cũng không liên lệ trực tiếp phụ huynh để tìm hiểu nguyên nhân để phối hợp giáo dục. Khi không thành công trong việc uốn nắn học sinh lại cũng chẳng học hỏi đồng nghiệp có kinh nghiệm hoặc báo với tổ chủ nhiệm, tổ chuyên môn hay nhà trường để cùng tìm biện pháp tháo gở.

- Một số thầy cô muốn học sinh mình tốt nhưng cứ chê nhiều hơn khen, xử sự thiếu thống nhất, thiếu công bằng, cùng một sự việc như nhau nhưng em này bị chê, bị khiển trách, em khác lại cho qua. Đôi khi cho là chuyện nhỏ nên không để ý uốn nắn ngay, không nghĩ: “Đừng chê lổ nhỏ, lổ nhỏ đắm thuyền” hoặc “măng không uốn để thành tre mới uốn”!

- Khi học sinh có lỗi nào đó thì giáo viên cho ngồi riêng một bàn và tuyên bố không cho bạn nào chơi với bạn ấy nữa và làm cho những em khó dạy căm thù tất cả có thể dẫn đến bỏ học, hẹn sẽ trả thù thầy cô và lớp

- Giáo viên chủ nhiệm coi nhẹ, hiểu sai giờ sinh hoạt: giờ sinh hoạt chỉ để nhắc việc thu các khoản tiền, kiểm điểm những bạn chưa thực hiện tốt nội qui làm cho lớp bị hạ loại rồi hăm dọa các em làm cho giờ sinh hoạt nặng nề, học sinh lo sợ tiết sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chửi lớp hết giờ rồi về hoặc thấy cán bộ lớp nói tuần qua lớp không có ai vi phạm nội qui thế là giáo viên làm việc riêng, lớp ngồi im lăng hoặc nói chuyện bằng cách chuyền giấy cho nhau chờ trống hết giờ.

Nhà trường ngày nay khác xưa về biện pháp giáo dục học sinh: ngày nay nhà trường, nhà giáo tuyệt đối không được giáo dục học sinh bằng roi, bằng hình thức phạt quì gối, véo tai như xưa, vì như thế là xúc phạm thân thể học sinh. Cũng không la rầy học sinh , vì như thế là xúc phạm nhân phẩm, danh dự học sinh, nhà giáo sẽ bị kỷ luật. Không được đuổi học vì như thế ảnh hưởng thi đua của lớp của trườngcủa giáo viên chủ nhiệm về giáo dục đạo đức, về duy trì sĩ số mà còn có thể bị học sinh, phụ huynh đe doạ Từ những lý do trên ngày nay nhiều học sinh không sợ gì thầy cô, thậm chí thiếu tôn trọng thầy cô giáo. Câu nói: “Trọng thầy mới được làm thầy” ngày xưa nay đã đã đi vào lảng quên rồi.

Về xã hội: Ngày nay phương tiện giải trí mời chào, quyến rủ các em: Quán xá, phim ảnh trò chơi giải trí khắp nơi, hay có, dở có, ban ngày co, ban đêm có, đều sẵn sàng mời chào niềm nỡ đối với các em. Nhiều trò chơi điện tử “ Game” quá hấp dẫn lôi cuốn các em bất cứ giờ nào nên gia đình và nhà trường rất khó quản lý các em. Các hàng tạp hóa bán đủ các loại dao bấm, dao Thái, Trung quốc, sắc nhọn, trẻ con mua bỏ trong cặp sách để gọi là “ tự vệ”. Có hàng quán bán rượu, bia cho trẻ con ăn nhậu say xỉn như bợm nhậu chẳng ai nói gì. Mà nói thật, có một vài người làm nghề kinh doanh họ chỉ biết “vui” khi thu được nhiều tiền còn con ai ra sao thì mặc, không cần biết. Người nhà thầy cô giáo đến tìm gọi con em, gọi học trò mình về còn bị chủ quán chửi bới thậm tệ, có khi hăm doạ bằng vũ lực với thầy cô.

- Việc học sinh đánh nhau, đặc biệt các em học sinh nữ THCS, THPT còn ghi video clip tung lên mạng gây xôn xao dư luận một số em cũng muốn làm nổi, học đòi nên vụ việc phản giáo dục ấy ngày càng rộ lên, nhưng việc xử lý lại không thật sự nghiêm . Các em xem thường trật tự kỷ cương cũng như đạo đức một con người.

Chính vì những lẽ trên, tôi thấy đây là những nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh, thầy cô giáo và là nỗi lo chung của xã hội. Tuy không phải là tất ca, nhưng sự thật có nhiều em là học sinh nhưng còn có những hạn chế không đáp ứng yêu cầu đạo đức tối thiểu của nhà trường và xã hội đã làm cho một số người đánh giá lệch lạc về nhà trường. Họ cho rằng nhà trường hiện nay không chú ý đến việc giáo dục: “Tiên học lễ, hậu học văn” như trường học ngày xưa. Điều ấy có đúng không? Là người thầy giáo mỗi chúng ta phải làm gì và làm như thế nào trong tình hình hiện nay? Để mỗi thầy cô giáo, mỗi cán bô giáo dục luôn xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, để đạo đức học sinh không bị trượt dốc, xã hội không còn phê phán trách nhiệm giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường thì thầy cô giáo và ban giám hiệu mỗi nhà trường có suy nghĩ như thế nào?

Từ những suy nghĩ trên, là một thầy giáo tôi đã luôn tự vấn, rồi nghĩ cách cho mình trong công tác giáo dục đạo đức học sinh trong nhiều năm qua. Do đó tôi luôn tìm đọc sách báo, tìm hiểu những đồng nghiệp có kinh nghiệm để vận dụng cho quá trình công tác chủ nhiệm, công tác giảng dạy bộ môn và cả khi tôi đã làm công tác quản lý. Để có biện pháp khả thi trong việc giáo dục đạo đức học sinh, đặc biệt những học sinh khó dạy (người ta hay gọi học sinh cá biệt) tôi đã tìm hiểu phân tích kỹ những vấn đề sau:

Đạo đức học sinh theo yêu cầu giáo dục nói nôm na là những gì?

Học sinh phải:

- Kính trọng người lớn tuổi, thầy cô giáo, đoàn kết thương yêu giúp đỡ anh chị em trong gia đình, bạn bè, các em nhỏ và người tàn tật, neo đơn ghét bỏ, phê phán những thói hư tật xấu

- Khiêm tốn, thật thà. Luôn có ý thức tôn trọng, xây dựng và bảo vệ của công, thực hiện nghiêm túc nội qui nhà trường, phấn đấu trong rèn luyện đạo đức và học tập các bộ môn văn hóa. Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, an ninh trật tự công cộng

- Luôn có ý thức phấn đấu là con ngoan trò giỏi, là cháu ngoan Bác Hồ.

Còn những em khó dạy có những đặc điểm như thế nào?

1.Có thói quen hay quay cóp, lừa dối bố mẹ thầy cô, bạn bè, dọa nạt, gây gỗ với bạn bè yếu thế hơn chúng, lảng tránh hoạt động tập thể, thích trốn học nhưng thích làm thủ lĩnh.

2. Trẻ khó dạy giảm sút phổ biến trong tất cả các lĩnh vực trừ những lĩnh vực gắn liền với những nhu cầu trái với xã hội nhưng hợp với nhu cầu của nó. Có thể học bài khó vô, giải bài tập không được nhưng lại rất nhanh trí và kiên nhẫn trong những trò tinh nghịch, ăn cắp.

3. Sẵn sàng làm những gì theo kiểu trêu ngươi, khiêu khích người khác để thỏa mãn nhu cầu tinh nghịch trái đạo đức. Ví dụ; viết bậy vào vở bạn, giấu vở bạn trong giờ học không cho bạn ghi bài, giấu khăn lau bảng lớp, bôi phấn móc mèo vào ghế học sinh và ghế thầy cô

4. Không biết xấu hỗ và lại rất chai lì, khi bị cảnh cáo phê bình không biết mắc cở, e thẹn

5. Tự ái không lành mạnh chúng thường phản ứng : “Thì đã sao!”, “Tôi không làm”, “ Còn bạn đã làm được gì nào!”, Oi dào: “Văn hay chữ tốt, không bằng dốt lắm tiền”

6. Nói dối xem là chuyện bình thường . Ví dụ: Không chịu làm bài nhưng bảo do chăm sóc bố ốm ở bệnh viện

7. Coi thường mọi người, có khi còn hăm dọa cả thầy cô giáo.

8. Thường xung đột với người khác, với tập thể, đặc biệt với những nhà giáo vụng xử.

9. Đua đòi, theo băng nhóm đánh nhau, trộm cắp, hút thuốc, uống rượu bia, xăm mình với những câu chữ, hình ảnh không hợp gì với các em cả, ví du: Hận đời đen bạc; Hận kẻ bạc tình; Chim trời chưa mỏi cánh; hình ảnh đầu lâu; quan tài .

10. Trẻ khó dạy khi đã mâu thuẫn với môi trường giáo dục dễ rơi vào nhóm băng vi phạm pháp luật.

Từ chỗ tìm hiểu đạo đức xã hội và những đặc điểm tâm lý trẻ nói trên chúng ta thấy rằng việc giáo dục đạo đức học sinh để các em thật sự là con ngoan trò giỏi không đơn giản và cũng không thể nói rằng ai cũng làm được hoặc đạt được kết quả ngay hoặc em nào cũng có thể giáo dục thành công theo như ý nhà sư phạm được

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh những em khó dạy ở bậc trung học cơ sở
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh những em khó dạy ở bậc trung học cơ sở
  • Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh những em khó dạy ở bậc trung học cơ sở
  • Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh những em khó dạy ở bậc trung học cơ sở
  • Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh những em khó dạy ở bậc trung học cơ sở
  • Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh những em khó dạy ở bậc trung học cơ sở
  • Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh những em khó dạy ở bậc trung học cơ sở
  • Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh những em khó dạy ở bậc trung học cơ sở
  • Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh những em khó dạy ở bậc trung học cơ sở
  • Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh những em khó dạy ở bậc trung học cơ sở
  • Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh những em khó dạy ở bậc trung học cơ sở
  • Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh những em khó dạy ở bậc trung học cơ sở
  • Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh những em khó dạy ở bậc trung học cơ sở

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Một số biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục ...

Upload: doxuantung

📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 317
Lượt tải: 17

Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng ...

Upload: Ninhdo232

📎
👁 Lượt xem: 374
Lượt tải: 21

Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh ...

Upload: quockhanhbk

📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 632
Lượt tải: 18

Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học ...

Upload: rudo_jojoboo

📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 521
Lượt tải: 17

Thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức cho ...

Upload: binhvtn6

📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 701
Lượt tải: 18

Kết hợp giáo dục môi trường địa phương vào ...

Upload: nguyenlinhk55

📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 486
Lượt tải: 16

Lý thuyết Marketing giáo dục bậc đại học Tìm ...

Upload: lilytrang_2107

📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 348
Lượt tải: 16

Biện pháp giáo dục phòng chống ma tuý cho ...

Upload: tiendunghp

📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 409
Lượt tải: 20

Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất ...

Upload: lequocha

📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 411
Lượt tải: 16

Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách ...

Upload: vietanhkhmt2

📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 326
Lượt tải: 16

Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo ...

Upload: nghenguyennb

📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 340
Lượt tải: 16

Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng ...

Upload: linhanhminhvu

📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 334
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh những ...

Upload: hoangvmf

📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 511
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Tổng hợp
Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh những em khó dạy ở bậc trung học cơ sở I .ĐẶT VẤN ĐỀ: 1.Mục đích, yêu cầu : +Đạo đức là những việc làm tốt đẹp có giá trị được x hội v cộng đồng chấp nhận, đạo đức là một mặt của nhân cách, là những chuẩn mực, hành vi đạo đức. - Gia đình v nh trường luôn yêu cầu giáo dục các em học sinh doc Đăng bởi
5 stars - 223083 reviews
Thông tin tài liệu 12 trang Đăng bởi: hoangvmf - 16/12/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 16/12/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh những em khó dạy ở bậc trung học cơ sở