Mã tài liệu: 87834
Số trang: 13
Định dạng: docx
Dung lượng file: 2,564 Kb
Chuyên mục: Tâm lý giáo dục
Sự phát triển của xã hội cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI đòi hỏi con người có một số phẩm chất và năng lực nổi lên hàng đầu như năng lực làm việc nhóm, năng lực hoạt động thực tiễn và giải quyết vấn đề do cuộc sống đặt ra, năng lực hợp tác, năng lực thích ứng... Những yêu cầu trên đặt ra cho giáo dục phải đổi mới toàn điện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu giáo dục của xã hội và cá nhân, từ học chế đào tạo, cách thiết kế chương trình, tìm tòi những phương thức, cách thức giáo dục thích hợp hơn.
Một số lý thuyết khoa học gần đây đã làm sáng tỏ bản chất việc học dưới những cách nhìn mới. Tâm lý học hoạt động, khi nghiên cứu bản chất tâm lý người đã chỉ ra rằng tâm lý hình thành trong hoạt động. Từ đó, GS. VS. Phạm Minh Hạc nhấn mạnh: "Nhà trường hiện đại ngày nay là nhà trường hoạt động, dùng phương pháp hoạt động… Thu hẹp sự cưỡng bức của nhà giáo thành sự hợp tác bậc cao" "Phương pháp giáo dục bằng hoạt động là dẫn dắt HS tự xây dựng công cụ làm trẻ thay đổi từ bên trong… Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa thầy và trò, hoạt động hợp tác giữa trò và trò có một tác dụng lớn" . Từ đó có thể rút ra kết luận: "cần kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm"; Dạy học là tổ chức các dạng hoạt động học tập khác nhau cho HS; Dạy học cần thay đổi phương thức cưỡng bức HS học tập bằng phương thức học tập hợp tác, làm việc cùng nhau.
Theo quan điểm Tâm lý học lịch sử, L. X. Vưgôtxki cho rằng các chức năng tâm lý cấp cao xuất hiện trước hết ở mức độ liên nhân cách giữa các cá nhân, trước khi chúng tồn tại ở mức độ tâm lý bên trong. Chính vì vậy, theo ông, trong một lớp học, cần coi trọng sự khám phá có trợ giúp hơn là sự tự khám phá. Từ đó cần rút ra một nguyên tắc là dạy học cần tổ chức cho HS học tập với sự trợ giúp, hỗ trợ của bạn học, học tập cùng nhau sẽ giúp HS lĩnh hội kiến thức tốt hơn.
Nhưng, làm sao để tổ chức được một giờ dạy GDCD tốt khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm? Việc giảng dạy này được kéo dài trong nhiều buổi học nên người dạy sẽ có cơ hội thiết lập và phát triển một không khí học tập năng động và hữu ích cho học sinh. Việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm là một kinh nghiệm vô cùng quí giá cho người giáo viên. Để thành công trong việc giảng dạy theo phương pháp thảo luận nhóm, người giáo viên cần chuẩn bị bài chu đáo và có kỹ năng quản lý nhóm. Người giáo viên không nên cho rằng việc thảo luận trong nhóm tất yếu sẽ xảy ra và dù điều này có diễn ra đi nữa thì nó thường mất trật tự, vô bổ và không đúng yêu cầu học tập. Để tránh tình trạng này, người giáo viên phải biết cách làm việc theo nhóm và có thể kết hợp các phương pháp dạy học để giờ dạy thành công.
Kết cấu đề tài:
I.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
II.NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 2945
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 1716
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 819
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 1796
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 886
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 828
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 861
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 784
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 934
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 1905
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 810
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 163
👁 Lượt xem: 1719
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 2898
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16